Bước tới nội dung

Trang:Tục ngữ, cổ ngữ, gia ngôn.djvu/83

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này cần phải được hiệu đính.
— 81 —
  1. Trời có sanh có dưỡng.
    Trời ấy là phép tạo hóa, hễ có sanh thì có phương che chở.
  2. Trời đánh tránh bữa ăn.
    Nghĩa là có công và lại có nhơn. Người ta đang ăn uống mà đánh thì là bất nhơn. Có kẻ hiểu dại ; hễ nghe tiếng sét thì lật đật lấy đồ ăn mà ăn, cho khỏi sét đánh.
  3. Trời không cho hùm có vây.
    Hùm có vây cánh thì lại hay bay: Người dữ mà đặng vây kiến, đắc thế làm dữ thì thiên hạ phải khốn.
  4. Trôi sông lạc chợ.
    Hiểu là người nghèo khổ vất mã, không có căn cước.
  5. Trốn hèn hèn kèn vất vơ.
    Kèm trống phải cho xứng ;
  6. Trung ngôn nghịch nhỉ.
    Lời ngay trái tai. Thuận theo chúng thì chúng thương ; nghịch lòng dân thì dân oán.
  7. Trung thần bất húy tử, húy tử bất trung thần.
    Tôi ngay chẳng sợ chết, sợ chết chẳng phải tôi ngay.
  8. Trúng bịnh vi diệu.
    Thuốc chẳng luận quí hèn, chữa bịnh đặng thì là thuốc hay.
  9. Tử bất giáo phụ chi quá.
    Có con không dạy thì là lỗi cha. Phận cha phải dạy con, phải làm nên cho con.
  10. Tự chiêu kỳ họa.
    Mình gây họa cho mình.
  11. Tự cứu bất hạ,
    Cứu mình chẳng rồi, lại còn cứu ai.
  12. Tử dai kỳ tử.
    Phép chia gia tài, thì bất luận tì thiếp sanh, phải cứ tử số quân phân.
  13. Tử giả bất khả phục sinh, đoạn giả bất khả phục thục.
    Chết rồi không lẽ sống lại, đứt rồi chẳng khá nối.
  14. Tử giả biệt luận.
    Không phải nghị luận về kẻ chết. Chết rồi thì thôi. Cũng là kiếp chết kiếp hết.
  15. Tử hải dai huinh đệ.
    Bốn biển đều là anh em, vì bỡi một gốc mà sanh ra.
  16. Tử mã lục thạch.
    Câu tử mã, sáu hộc. Tục hiểu là tánh nết chưa thuần, chẳng biết lấy điển ở đâu.