Bước tới nội dung

Trang:Tục ngữ, cổ ngữ, gia ngôn.djvu/9

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này cần phải được hiệu đính.
— 7 —
  1. Bất tại kỳ vị, bất mưu kỳ chánh.
    Không chịu tước vị của người, thì không lo việc chánh cho người. Không có danh phận gì mà muốn gánh vác chuyện kẻ khác thì là thày lay.
  2. Bát trong song, còn có khi động.
    Hiểu nghĩa là bà con ở chung một nhà, không lẽ khỏi sự mất lòng nhau, cũng như bát chén là vật vô tình, để chung một sóng, dầu không ai động, cũng có khi khua.
  3. Bảy mươi chưa què, chớ khoe mình lành.
    Tật đàng sau lưng. Con người dẫu đến tuổi bảy mươi là bậc già cả, cũng chẳng nên đắc ý rằng khỏi tật.
  4. Bảy mươi học bảy mươi mốt.
    Tuổi bay mươi với bảy mươi mốt, khác nhau có một năm, thì có lẽ trả việc hơn một năm.
  5. Bè ai nấy chống.
    Nghĩa là ai có phận nấy, lại việc ai nấy làm. Trước một trăm năm, đất Đồng-nai còn hoang vu, có nhiều người kết bè trôi nổi dưới sông, chủ nào bè ấy bà con xúm xít ở theo nhau, có việc thì chèo chống với nhau ; lại tiếng người ta chưởi mắng rằng : cả bè bây, thì là mắng cả bà con, cũng như tiếng mắng : cả máng, cả sốc vân vân.
  6. Bế môn trục đạo.
    Đóng cữa lại mà đuổi kẻ trộm, ấy là lời chê thầy thuốc không biết phép trị bịnh, hoặc phải đuổi bịnh như làm hạn làm hạ mà dụng thuốc cầm, thì là nuôi lấy bịnh.
  7. Bẻ nạn[đính chính 1] chống trời.
    Chẳng lường sức mình.
  8. Bề trên ở chẳng kỷ cang, cho nên bề dưới làm đàng mây mưa.
    Có câu rằng : thượng bất chánh hạ tắc loạn. Nghĩa là trên ở chẳng chánh thì dưới loạn.
  9. Bỉ cực thới lai.
    Vận thì có khi bỉ, khi thới, hết cơn bỉ cực, tới tuần thới lai ; tiếng khuyên không nên ngã lòng.
  10. Biết một mà chẳng biết mười.
    Nghĩa là chưa biết đủ đều.
  11. Biết ngứa đâu mà gãi.
    Muốn gãi cho mà không biết chỗ nào phải gãi ; muốn làm giùm, mà không biết việc chi phải làm, ấy là lời nói lẩy.
  12. Biết người biết mặt, chẳng biết lòng.
    Chẳng có lẽ tin việc bề ngoài.
    1. Sửa: nạn được sửa thành nạng: chi tiết