thân gởi phận cho chàng, gọi là ơn đền nghĩa trả cho toàn thỉ toàn chung; và cũng giữ được tròn cái lời hứa của cha. Nếu ngày nào mà bịnh con đã được mạnh lành rồi, vạn nhứt mà cha lại thay dạ đổi lòng chẳng chịu nhìn lời hứa, cứ đem cái thủ-đoạn gia-đình chuyên chế ra mà đoạt cái chí của con, thì thà là con đành liều một thác mà tạ lòng tri kỷ cho rồi, chớ chẳng thà là để phải thất thân với một kẻ thất phu vô dụng kia vậy. » Bà phủ nghe nói bấy nhiêu lời thì bà cũng động lòng. Bèn thừa dịp rãnh rang, đem hết mấy lời ấy mà tỏ cùng quan phủ. Chẳng dè quan phủ lại là người lòng một dạ hai, khi thấy con mình bịnh ngặt, đau chơn phải hả miệng mà hứa bướn cho có chừng; nay thấy bịnh con đã giãm, thì ông lại muốn nuốt lời; vì, một là thấy Đổ-khắc-Xương nghèo, hai là ham hai trăm ngàn giạ lúa mỗi năm, ba là sợ quyền thế của quan Đốc-phủ. Muốn cho được lưởng toàn, ông liền cho mời Đổ-khắc-Xương đến dinh, trà nước một hồi, rồi lấy ra một trăm đồng bạc, để trong một cái dĩa rồi nói với Đổ-khắc-Xương rằng: « Hôm trước tôi có hứa lời như vậy, ngặt vì con gái tôi đã cho người bỏ trầu cau trước rồi; nên nay không lẽ tôi bỏ phép mà nhìn lời hứa với thầy cho được; nhưng mà, thầy cứu con tôi vẩn đã hai phen, cái ơn ấy cũng là trọng thiệt, vậy xin thầy hãy vui lòng với tôi mà nhậm lấy của nầy, gọi là ơn đền nghĩa trả vậy. » Đổ-khắc-Xương nghe quan phủ nói vừa dứt lời, vùng ngó sững mặt ông mà cười lạt rằng: « Tôi có nghe: Sỉ vị tri-kỷ giả tử. Vì vậy cho nên, tôi chẳng tiếc nửa lít máu của tôi mà cứu tiểu-thơ đây là sở dĩ để đáp tình người tri-kỷ đó mà thôi; chớ tôi có phải đem máu đi bán hay sao mà ông hòng trả tiền trả bạc. Tôi cam lỗi mà tỏ thiệt cùng ông, nhà tôi tuy nghèo, song là nhà thanh bạch, chuộng nhơn nghĩa, chớ chẳng chuộng bạc tiền; vậy xin ông chớ lấy bạc tiền đối đải với tôi mà tội-nghiệp cho tôi lắm vậy. » Nói rồi liền quày quả ra về, chẳng thèm giả từ chi hết.
Quan phủ tuy nghe chàng nói bấy nhiêu lời thì ông cũng có ý hổ thầm, song chẳng biết nói sao, nên phải bỏ qua cho rồi việc.
Còn Từ-mộ-Trinh hay được việc ấy thì rầu rĩ chẳng cùng, bèn thừa dịp lén sai Lệ-Dung qua an ủi Đổ-khắc-Xương