hàng nước mắt rưng rưng, chẳng biết tính làm sao, lại phải mướn xe, trở về cậy làng thị nhận. Lúc bấy giờ, thằng Hành tuổi mới 15, nhưng mà nó thấy cái nhơn-tình khe khắc như vầy nên nó cũng chắt lưỡi lắt đầu mà than thầm giùm cho cậu nó.
Còn Đổ-khắc-Xương, khi làng xã thị nhận xong xuôi rồi, liền vội vã trở lên đem tờ giấy giao cho Tám-Chỉnh. Tám-Chỉnh thấy có làng xã thị nhận đủ rồi, chừng đó mới chịu mở tủ sắt lấy bạc đem ra đếm để trên bàn, kêu chàng Đổ bảo lại mà lấy. Độ-khắc-Xương bước tới, thấy sao ít quá, trong lòng phát nghi, bèn đếm lại mà coi, thì thấy có:
Cọng lại hết thãy thì có hai trăm bốn mươi sáu đồng mà thôi, Đổ-khắc-Xương liền nói rằng: « Thưa giượng đếm lộn, đây chưa đủ 3 trăm. »
— Đủ mà! cháu đếm hết thãy đó là bao nhiêu mà nói giượng đếm lộn?
— Dạ, thưa đây có 246 đồng mà thôi.
— À! thì đủ rồi đó, còn lộn nỗi gì?
— Dạ, thưa trong giấy cháu làm đó là 3 trăm đồng mà!
— À! thì phải vậy chớ sao? cháu cố cái nhà và miếng vườn cho giượng giá bạc là 3 trăm đồng phải hông?
— Dạ, thưa phải.
— À, mà trong giấy cháu làm cho giượng đây thì cháu chịu trã lời cho giượng 3 phân và trong hạn một năm thì cháu chuộc lại phải hông?
— Dạ, thưa phải.
— À! vậy mà ức hiếp nỗi gì, cháu còn la thiếu la đủ? Để giượng cắt nghĩa cho rành rẻ cho cháu nghe. Trong số vốn 3 trăm đồng mà bạc 3 phân, thì nhằm mỗi tháng là 9 đồng bạc lời, mà trong một năm 12 tháng thì là: 12 × 9$00 = 108$00. Thế thì trong hạn một năm nhằm 108 đồng bạc lời. Nhưng bỡi cháu là con cháu trong nhà, nên giượng chận