Bước tới nội dung

Trang:Tai mang tuong do 1.pdf/51

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này cần phải được hiệu đính.
— 49 —

- - 49 . họ không ưa, mới kiếm cớ mà hại cho cha tôi bị cách. Cha tôi về nhà chẳng được bao lâu rồi lại thọ bịnh mà qua đời. Lúc cha tôi còn sanh tiền, còn đương tại chức, người có giao hôn với một ông Huấn-đạo tên là Trần-xuân-Khôi; lúc ấy tôi và con gái của ông tuổi còn xung ấu, nên chưa tính việc hôn nhơn, nhưng cũng vì họ ghét cha tôi mà làm lây cho tới ông Huấn-đạo cũng đồng bị cách luôn với cha tôi một lược. Ông Huấn-đạo thất chi buồn lòng, bèn dắc hết cả gia-quyến vào ở Nam-Kỳ dạy học chữ nho và chuyên nghề làm thuốc. Nghe nói ông vào trong ấy mấy năm làm ăn cũng là phát đạt lắm, rũi sao hai ông bà lại kẻ trước người sau, nối nhau mà tạ thế đi hết, còn nàng ấy không biết lưu lạc xử nào, tôi cũng là hết sức hỏi thăm mà không ai rõ được; nói tới đây mà tôi lại ngùi ngùi. Chí như phận tôi, tuy mẹ cha đã khuất hết thì mặc dầu, song tôi cũng phấn chi học văn tập vỏ, chờ ngày ra ứng cử, họa may có thi đậu đề hầu kế chí cho cha tôi. Chẳng dè tôi lại gặp những tham quan ô-lại, nó chận nẻo đón đường nếu chẳng có của hối thì khó trông mà đậu được. Trong nẻo quan-trường thì như vậy, còn ngoài đường đời thì lại nhiều nỗi gay go. Tôi coi thiên hạ làm sao mà phần nhiều đều là tay nham hiểm nịnh tà, tham lam dối giã; những kẻ giàu sang mà dầu cho hư đọa nhơ nhớp cách nào, họ cũng kính cũng tôn, nhuốt nhơ hơn hết là những bọn loạn-luân mà hễ nó có tiền thì họ cũng bưng cũng bợ, còn như người nghèo khó, dầu có phải cách nào họ cũng xúm nhau mà khi ngao dễ khinh, thiệt nói tới cái nhơn tình mà tôi chán ngản, nó làm cho tôi tức giận tràng hồng, thầy nghĩ đó mà coi kẻ làm quan thì chỉ biết có một đều tham nhũng, mong lòng sâu mọt, thâu liêm của dân, chuyện chết nói sống, chuyện sống nói chết; ai than ai khóc mặc ai, cứ dùng quyền lực của mình mà bỏ đầy cái túi tham cho thỏa thích, còn những kẻ giàu thì cũng chĩ cứ dùng cái thế-lực kim-tiền mà bức sách kẻ nghèo, lo tom góp cho đầy tủ đầy rương, rồi đề cho những lũ con hư, mặc sức nó ăn xài phá tảng, chớ chẳng thấy ai là người yêu nước thương dân, đành nới cái miệng túi ra mà chung cùng lo lắng mở mang học-thuật cho đám thanh-niên, hầu sau có chấn chỉnh cải vận mang của nước nhà cho vẻ vang cùng thế-đạo. Ai đi, đương buổi thế giải phong trào quốc gia điên đão này mà nông tệ cũng không hay, thương hư cũng chẳng kề, cũng chẳng