Trang:The luc khach tru va van de di dan vao Nam ky.pdf/38

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 38 —

sồi áo vải, cho nên những hàng tơ lụa của Tầu như cẩm-châu, lục-soạn, vóc nhiễu v..v.. tiêu-thụ ở Nam-kỳ nhiều quá, những thứ hàng này sản ở bên Tô-châu, Hàng-châu phần nhiều, mà chỗ xuất phát là Thượng-Hải. Người mình có người — một người buôn bán to ở Saigon — biết thóp cái tổ của nó ở đấy, và món lợi này là món lợi to, bèn giao-thiệp thẳng với mấy cửa hàng tơ lụa to ở Thượng-Hải, thoạt tiên mấy chuyến thì cũng mua bán như thường. giá có rẻ thật, về sau thấy bên ấy bán mỗi ngày một cao, trừ tiền thuế nhập-cảng chưa nói, còn so với giá mấy cửa hàng tơ lụa của Khách-trú bán ở đây, thì lại thành ra đắt hơn một tí, sau mới biết té ra bọn Kiều-thương bên này điều đình với những nhà bên kia đừng bán, vì nếu thế thì hàng của họ bên này phải đình-trệ; thủ-đoạn của họ như vậy, đã thâm-hiểm hay chưa!

Những khách mua hàng xuất-cảng của ta, như gạo, ngô, bông gòn, cá mắm v..v.. thì phần nhiều là người Tầu hay là người Tầu làm đại-lý cho cửa hàng ngoại-quốc tại các thương-phụ lớn, như Hương-cảng, Thượng-Hải, Hoành-tân, Tân-gia-pha, cho nên, giá bây giờ mình có đem sản-vật của mình xuất cảng thẳng ra bán cho những người kia, thì một tiếng của bọn Kiều-thương trong này, lập tức đồ hàng của mình chẳng có chỗ bán, vì họ bảo nhau đừng mua, như thế thì mình xuất-cảng với ai, cho biết cái độc-quyền buôn bán ở ta, bọn Hoa-kiều không cho ta phạm vào vậy.

Trong sự độc quyền của họ, còn có cái nghĩa đùm bọc lấy nhau nữa. Họ cũng có cạnh tranh với nhau, nhưng cạnh tranh là để khuyến-khích nhau, chớ không phải để giết nhau, cho nên ta thường thấy mấy cửa hiệu khách, cùng bán một thứ, ganh đua xô xát nhau trong mấy hôm, rồi lại mở tiệc mà hòa-giải với nhau ngay, không mấy khi hại nhau đến một còn một mất, có chăng chỉ đối với ta mà thôi. Chẳng những không cạnh-tranh độc ác với nhau, mà lại khéo nhường nhịn nhau nữa, nghĩa là hiệu to vẫn che chở cho các tiệm nhỏ, khi nào thấy tiệm nhỏ ế hàng, thì hiệu to hay dìm hàng ít hôm, cho các hiệu nhỏ bán đi đã; lại thường thấy khi có thứ hàng gì mới đến, thì hiệu to