Trang:The luc khach tru va van de di dan vao Nam ky.pdf/81

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 81 —

giống nhau, duy chỉ có một vài điều khác, là giấy thông-hành thì chỉ hạn có ngày, mà giấy căn-cước thì được vĩnh viễn, giấy thông-hành thì cho không, mà giấy căn-cước thì phải mất tiền. Vậy người xứ này muốn sang xứ khác, là nói đi quanh trong xứ Đông-Pháp này thôi, thì tất phải có giấy ấy, tức là một bùa hộ-thân vậy. Như người ở thành-phố, thì do trưởng-phố dẫn đến sở Mật thám làm đơn xin. đơn đệ vào hãy để đấy: cho sở Mật-Thám dò xét vài ngày rồi mới cho; ở các tỉnh thì phải lý-trưởng làng mình dẫn lên Tòa Sứ nộp đơn, rồi sang Kho bạc nộp tiền, sang sở Cẩm hay Tòa án để đo người và lấy dấu tay, cũng chạy mất hai buổi hầu mới lấy được. Xin mỗi cái giấy ấy phải nộp Chính-phủ 5 hào, chưa kể chụp hai cái ảnh nghiêng mặt khổ 4 x 6, cũng mất chừng 4 hay 5 hào và tiền cơm rượu khoản đãi thầy lý trong mấy hôm nữa. Có cái giấy ấy thì tầu bể mới phát vé cho mà đi, nếu không có thì khi xuống tầu rồi cũng bị kéo lên bờ, thường khi bị tội nữa. Vậy trước khi đi, phải lo điều ấy là một.

Đường từ Bắc vào Nam xa xôi lắm. Đường bộ thì hiện nay mới có ba đoạn đường xe lửa đứt khúc là Hanoī — Vinh. (326 km) Quảng-trị—Tourane (174km.) và Nhatrang—Saigon, (408 km.) còn thì từ Vinh đến Đông-Hà, và từ Tourane đến Nhatrang là hai quãng đường bộ rất dài, đi xe ô-tô thì đắt tiền, đi bộ thì hết một tháng, mà đường xá gập ghềnh, núi rừng hiểm trở, đối với những hạng dân phải di đi, thì không tiện lợi tí nào, duy còn có đường thủy. Đường thủy thì trước ta thường đi ghe, mành, ngay bây giờ ở mấy tỉnh Thanh, Nghệ, Quảng-Bình, Bình-Định v... v... họ vẫn đi vào Nam-kỳ như thế, song lâu la và nguy hiểm lắm, chỉ còn có tầu thủy là tiện và mau chóng hơn cả. Nhưng vẫn còn là đắt tiền. Tầu bể chạy đường Haiphong (chính là cái cửa bể xuất phát của dân Bắc-kỳ) Saigon, trừ một chiếc tầu vừa nhỏ vừa chậm của ông Bạc-Thái-Bưởi, là tầu Verdun và tầu Bình-Chuẩn ra, thì độc quyền vận tải vào hãng Messagerics Maritimes, ta gọi là hàng « đầu ngựa », trong Nam-