Trang:Ton Ngo Binh Phap - Ngo Van Trien.pdf/200

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được phê chuẩn.
206
TÔN NGÔ

yếu hại, địch đã chiếm rồi, các chỗ tiện lợi, ta đã mất cả, dù có binh khỏe gươm sắc, dễ hồ mà làm gì được đâu! Nếu ở vào chỗ đất chết, đánh mau thì sống, không đánh mau thì chết, phải nên trên dưới cùng lòng, gồm khí hợp sức, rút ruột vắt máu, chỉ nhìn vào một cái chết ở trước mặt, nhân hại làm công, chuyển họa làm phúc, ấy là thế đó.

Trần Hạo rằng: Người ở đất chết như ngồi trên thuyền thủng, núp trong nhà cháy.

Giả Lâm rằng: Tả hữu núi cao, trước sau suối tật, ngoài vào thì dễ, trong ra thì khó, lầm ở đất ấy, mau liều chết mà đánh thì sống, nếu đợi quân lính nhụt khí, lương thực lại không, mà giữ lâu, không chết thì còn đợi gì nữa!

Họ Hà rằng: Đất chết đánh giấn thì sống, giữ lâu thì chết. Ngô-vương hỏi Tôn Vũ rằng: « Quân ta ra khỏi cõi, đóng ở trên đất kẻ địch, địch kéo ùa đến, vây ta mấy vòng, muốn xông mà ra, bốn bề lấp chẹn, muốn khích lệ quân sĩ, khiến họ liều mình phá vây thì làm thế nào? » Vũ nói: « Sâu hào cao lũy, tỏ sự giữ gìn phòng bị, yên tĩnh đừng động để giấu cái năng lực của ta. Truyền cho ba quân, tỏ bất đắc dĩ, giết trâu đốt xe, khao thưởng quân sĩ, thiêu hết lương thực, sau lấp giếng bếp, cắt tóc vất mũ, dứt bỏ lòng sống, tướng không mưu khác, quân có chí chết. Đó rồi chuốt giáp mài dao, gồm khí hợp sức, hoặc đánh hai cạnh, thúc trống hò reo, quân địch cũng sợ, không thể đương nổi, chia toán binh mạnh, đánh gấp đàng sau, ấy là lỡ đường mà tìm sống. Cho nên nói rằng: « Khốn mà không mưu thì cùng, cùng mà không đánh thì chết. » Ngô-vương nói: « Nếu ta vây địch thì như thế nào? » Vũ nói: « Núi cao hang hiểm, khó bề vượt