Trang:Ton Ngo Binh Phap - Ngo Van Trien.pdf/52

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được phê chuẩn.
58
TÔN NGÔ

mình chia làm đôi, một đạo làm chính, một đạo làm kỳ.

Lý-Thuyên rằng: số binh gấp đôi quân địch thì chia nửa làm kỳ, ta nhiều họ ít, mỗi cử động họ sẽ không thể chống chế nổi. Phù-Kiên đến Phì-thủy không chia mà phải thua, Vương-tăng-Biện đến Trương Công-Châu chia mà thắng đó.

Đỗ-Mục rằng: lời ấy không phải. Bảo rằng lấy hai địch một thì chia lấy một nửa của mình hoặc đến chỗ yếu hại của địch, hoặc đánh chỗ tất cứu của địch, khiến địch có trong một phần, lại phải chia bớt để đi cứu viện đây đó, rồi mình mới lấy một phần mà đánh vào. Này chiến pháp không cứ nhiều ít, trận nào cũng đều phải có kỳ có chính, không thể đợi có nhiều người rồi mới đặt ra đạo kỳ binh. Hạng Võ ở Ô-giang chỉ có 28 quân kỵ, còn không họp cả ở một chỗ, cũng đặt ra kỳ với chính để cứu ứng lẫn nhau, huống là những đạo quân khác ư?

Trương-Dự rằng: quân của ta gấp đôi quân địch thì nên chia làm hai bộ phận, một cản mặt trước, một chẹn mặt sau, kẻ địch ứng mặt trước thì mặt sau đánh, ứng mặt sau thì mặt trước đánh, đó tức là một đạo làm chính, một đạo làm kỳ. Họ Đỗ không hiểu binh chia thì là kỳ, họp thì là chính, lại vội chê Tào-Công, sao mà lầm vậy?


Ngang nhau thì phải biết đánh.

Tào-Công rằng: mình cùng bên địch số quân ngang nhau có thể đặt quân phục, quân kỳ để chiến thắng được.

Mai Nghiêu-Thần rằng: thế lực đều nhau thì giao chiến.