Trang:Việt thi.pdf/36

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.


VIỆT THI

tr tr b b b tr tr, nếu chữ thứ năm đổi làm tiếng trắc thì khổ-độc.

Nói tóm lại, trừ luật thơ đã định sẵn không kể, nếu theo lệ bất-luận, mà trong câu ngũ-ngôn có ba tiếng trắc, trong câu thất-ngôn có năm tiếng trắc, thì phần nhiều là khổ-độc. Nhà làm thơ phải tự thể-nhận lấy.

Niêm.— Niêm là phép định tiếng bằng niêm với tiếng bằng, tiếng trắc niêm với tiếng trắc, như:

Nhất bát, nhị tam, tứ ngũ, lục thất.

Nghĩa là tiếng thứ hai câu thứ nhất niêm với tiếng thứ hai câu thứ tám, tiếng thứ hai câu thứ nhì niêm với tiếng thứ hai câu thứ ba, tiếng thứ hai câu thứ tư niêm với tiếng thứ hai câu thứ năm, tiếng thứ hai câu thứ sáu niêm với tiếng thứ hai câu thứ bảy.

Ý-nghĩa thơ luật

Thơ luật lấy tìnhcảnh làm tư-liệu, lấy ýtừ làm sự vận-dụng. Tình nhiều, cảnh rõ, ý cao, từ đẹp là thơ hay.

Mỗi bài thơ luật tám câu, chia ra làm hai giải. Giải trên bốn câu: hai câu đầu là khởi, hai câu thứ ba và thứ tư là thừa; giải dưới bốn câu: hai câu thứ năm và thứ sáu là chuyển, hai câu cuối là hợp. Nhà làm thơ thường gọi hai câu khởi là mạo và phân ra câu trên gọi là phá, câu thứ hai là thừa; gọi hai câu thừa là thực (tức là tình) trạng hay lĩnh; gọi hai câu chuyển là luận hay cảnh; gọi hai câu hợp là kết.

Mạo, thực, luận, kếtkhởi, thừa, chuyển, hợp đều hàm một nghĩa như nhau. Đem cái ý trong đề mà khởi lên đầu là mạo, thừa cái ý đã nói mà tả cái thực tình ra là thực, nhân cái thực-tình mà bàn đến

39