Trang:Vi nghia quen tinh.pdf/9

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 3 —

Tôi nghĩ trong bụng rằng cậu Jean lúc bình-nhật cũng đã từng nghe quen những chuyện sắt máu gớm-ghê, ông lão mà hay nói chuyện với con là nói những truyện đánh đông dẹp bắc lúc bình-sinh cả.

Ông lão lại nói rằng:

— Bác tôi cũng đi đánh giặc bị quân thù bắn chết. Ông thân-sinh ra tôi cũng tòng-quân xuất-chinh bị gươm đâm thành tàn-tật. Làm dân nước một phen nước có việc cần đến mình, gặp cơ-hội giúp nước được, đem mình hăng-hái mà làm hi-sinh cho nước mới khỏi phụ nghĩa-vụ làm dân.

Đến sau nhân việc riêng nhà tôi mà vợ chồng tôi phải đi nơi khác, khi lại được trở về chỗ đó thì trong các tờ nhật-báo đã thấy biên đầy những tên người chiến-sĩ trận-vong.

Về tới nơi được vài hôm đến thăm ông lão, thành ra ông đã quên hẳn việc con ông đi tòng-quân rồi.

Nhân tôi ngồi nói chuyện buôn tôm bán cá với ông lão, cái thái-độ của ông vẫn như ngày trước.

Trong nhà im lặng chỉ có một vài tiếng xe đi ngoài đường xọc-xạch đưa vào, làm cho mất cái tĩnh-mịch nhà ấy đôi lúc mà thôi.

Tôi lại đưa mắt bên tường thời cái cờ trước trong có sao trắng đã thấy đổi ra cái cờ trong có sao vàng, trong cái sao vàng ấy đã có cái ảnh cậu thiếu-niên ăn-mặc đồ binh-phục, phong-tư phúng-sảng, chung quanh cái ảnh lại viền đen thực giầy thời biết rằng người con ông lão thuyền chài này đã vì nước mà hết giạ trung-thành.

Tôi nhìn thấy thế, mắt hóa quáng, thân hóa run, tai đinh lên không nghe tiếng gì ở ngoài rõ nữa, nước mắt tôi dàn-dụa, trong lòng tôi láng-lênh.

Tôi nghĩ đến cậu con ông lão thuyền chài, than ôi! vừa ngày nào còn làm người với chúng tôi mà tới nay té ra đã làm ma chín suối!

Sao mà thế? Bởi chiến-trường, quân Đức gây nên mà trượng-phu phải vì nước bỏ mình.

Bấy giờ tôi muốn kiếm một câu yên-ủy ông lão mà thảng-thốt không nghĩ ra nhời nói.