cho mình, đó tức là nghĩa cạnh tranh, có lẽ làm cho thế-giới vì đó mà được tiến hóa. Suy cho cùng cái nghĩa kiêm ái, ai ai cũng thương yêu lẫn nhau, đó tức là nghĩa đồng hóa, có lẽ làm cho thế-giới vì đó mà cùng được hưởng phúc hòa bình.
Vậy thì hai chủ-nghĩa, tuy phản đối nhau mặc lòng, nhưng theo một chủ-nghĩa nào mà làm cho đến nơi đến chốn thì cũng đều có công hiệu cả. Ta chưa nên khinh thường mà nghị luận.
Quản-tử. — Quản-Trọng làm tướng nước Tề, làm ra phép nội-chính để ngụ phép dụng binh.
Chủ-nghĩa của Quản-Trọng là một chủ-nghĩa phú-cường, xem khi làm tướng, làm cho nước Tề nên một nước giầu mạnh, thì đủ biết Quản-Trọng là một nhà chính-trị rất giỏi vậy.
Tôn-tử. — Tôn-võ-Tử soạn ra 13 thiên binh-pháp, toàn là những thuật dùng binh, những lối quỷ quyệt. Song cũng có nhiều điều chí lý như câu « Tri bỉ tri kỷ, bách chiến bách thắng », nghĩa là biết người, biết mình, trăm trận đánh, trăm trận được. Câu ấy đủ làm gương cho nhà dùng binh muôn đời.
Trịnh-hậu có nói rằng: Binh-thư của Tôn-tử, chẳng những làm căn bản cho võ tướng, mà văn-sĩ cũng nên xem, vì nhời nói giản lược mà ý tứ nhiều, văn-chương bình dị mà nghĩa lý sâu sắc.
Thân, Hàn. — Thân, Hàn hai nhà, chủ ý chuyên trọng về mặt hình danh. Nghĩa là làm việc gì rất tín, rất công bình. Song lại câu nệ quá, xét nét quá, đến nỗi thảm khắc, không còn một chút tình nghĩa nào.
Tổng luận
Xét xem văn-chương kinh truyện, tuy mỗi kinh truyện đều có một nghĩa cốt yếu riêng; như Dịch thì chủ về việc bốc phệ, Thi thì chủ việc ngâm vịnh, Thư thì nói về việc chính sự, Lễ thì nói việc lễ nghi, Xuân-thu thì chủ về việc