Trang:Viet Han van khao.pdf/169

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này cần phải được hiệu đính.
— 157 —

Bụng ta nghĩ thế đã lâu, hôm nay mới dời đến ở. Nhà bất tất phải rộng làm gì, quí hồ che kín chỗ giường chiếu là đủ. Thỉnh thoảng có cơn gió mát đưa đến, ganh nhau bàn nói chuyện xưa; có văn-chương lạ thì cùng nhau vui chơi có nghĩa nào nghi thì cùng nhau phân giải cho rõ ràng.

Thơ Uyên-Minh đại để như thế cả, mới đọc thì không thấy gì làm lạ, nhưng càng ngẫm thì mới càng thấy hay.

Văn-chương thời nhà Tấn thì phần nhiều là văn-chương ngông. Xem như bài « Tửu-đức-Tụng » của Lưu-Linh, có mấy câu rằng: « Lấy giời đất làm một buổi sớm, lấy muôn năm làm một giây phút, mặt giời mặt giăng làm cửa-sổ, tám cõi làm sân, giời là mùng, đất làm chiếu, tha hồ muốn đi đâu thì đi »; lại như thư của Dương-Vận báo cho Tôn-Hội có mấy câu rằng: « Sau khi rượu đã nóng tai, ngửng mặt lên giời, gõ vào cái phẫu[1] mà hát khúc « ô ô ». Người ta nên làm vui, chờ đợi phú quí thì biết bao giờ ». Bấy giờ chuộng về thói phóng khoáng, văn-chương đại để như thế.

Qua sang thời Lục-triều thì văn-chương rất hoa lệ, nhưng lại phần nhiều là nhời dâm đãng. Xem như thơ « Nhạc-phủ » có câu rằng:

Bích nguyệt dạ dạ mãn,
Quỳnh thụ chiêu chiêu tân.

Nghĩa là vầng mặt giăng như ngọc bích đêm nào cũng đầy, cây quỳnh sớm nào cũng mới. Lại như những khúc « Ngọc thụ hậu đình hôn » khúc « Lâm xuân » đại để đều là nhời tả cái sắc đẹp của bọn cung-tần. Nhời nhẽ có đẹp, nhưng văn khí thì rất uỷ mỹ, ôi cũng là một buổi văn-chương suy đốn vậy.

Kế đến thời nhà Đường thì thơ văn rất thịnh, tiên-nho cho là một buổi trung-hưng của nhà làm thơ. Trong thời ấy thì nổi danh nhất là thơ Lý-Bạch, Đỗ-Phủ, Cụ Lý mỗi


  1. Đồ nhạc, tức là cái trống gõ bốc bốc.