Bước tới nội dung

Trang:Viet Han van khao.pdf/171

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này cần phải được hiệu đính.
— 159 —

Nghĩa là đêm lặng không dám đề câu thơ tuyệt cú, e rằng sao trên giời kinh động mà sa xuống sông bị rét. Cụ nhân lúc đêm khuya trèo lên núi cao mà vịnh câu này, tự nhiên mọc ra tứ lạ lùng, người thường không ai nghĩ đến thế.

Thơ cụ Đỗ-Phủ ban đầu thì rất tinh tế, về sau thì xốc vác mạnh mẽ lắm. Như bài « Đăng giang lâu » có câu:

Cẩm-giang xuân sắc lai thiên địa,
Ngọc-lũy phù vân biến cổ kim.

Nghĩa là sắc xuân ở sông Cẩm-giang đưa giời đất đến, đám mây ở Ngọc-lũy làm cho biến đổi xưa nay. Câu ấy chỉ là tả cảnh đứng trên lầu trông ra, mà văn khí mạnh mẽ biết chừng nào.

Lại như bài « Tả bóng phản chiếu » có câu:

Phản chiếu nhập giang phiên thạch bích,
Qui vân ủng thụ thất sơn thôn.

Nghĩa là bóng phản chiếu vào sông làm cho sườn núi đá phải nghiêng, đám mây bay về phủ kín đám cây làm cho mất cả một làng trên núi. Câu ấy ý vị cũng hùng lắm.

Pháo-minh-Viễn thơ cũng hùng kiện. Như bài tả cảnh ra ngoài biên tái có câu rằng:

Tật phong xung tái khởi,
Sa lịch tự phiêu dương.
Mã mao súc như vị,
Giốc cung bất khả trương.

Nghĩa là cơn gió giật nổi lên ngoài ải, sỏi đá tự nhiên bay vù vù, làm cho lông ngựa cúp lại như lông nhím, cung bằng sừng cứng ra không sao giương được. Mấy câu đó như vẽ ra một ông quan võ đem binh ra ải.

Đỗ-tử-Mỹ (tức Đỗ-Phủ) có câu:

An đắc đại hạ thiên vạn gian,
Đại tý thiên hạ hàn sĩ câu hoan nhan.