bắn đá sang như mưa, thuyền của ta thủng nát mất nhiều, quân-sĩ chết hàng mấy nghìn người. Lúc bấy giờ quân nhà Tống đánh hăng lắm, Lý thường Kiệt hết sức chống giữ, nhưng sợ quân mình có ngã lòng chăng, bèn đặt ra một chuyện nói rằng có thần cho bốn câu thơ:
Nam-quốc sơn-hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm-phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
Quân-lính nghe đọc mấy câu thơ ấy, ai nấy đều nức lòng đánh giặc, quân nhà Tống không tiến lên được. Hai bên cứ chống giữ nhau mãi. Lý-triều sợ đánh lâu không lợi, bèn sai sứ sang Tống xin hoãn binh.
Vua Tống thấy quân mình không tiến lên được, mà lại đóng ở chỗ chướng-địa, quân-sĩ trước sang hơn 8 vạn, sau chết đến quá nửa, cho nên cũng thuận hoãn binh lui về, chiếm-giữ châu Quảng-nguyên (bây giờ là châu Quảng-uyên, tỉnh Cao-bằng), châu Tư-lang (bây giờ là châu Thượng-lang và Hạ-lang, tỉnh Cao-bằng), châu Tô, châu Mậu (ở giáp-giới tỉnh Cao-bằng và tỉnh Lạng-sơn) và huyện Quảng-lang (Ôn-châu, tỉnh Lạng-sơn).
Đến năm mậu-ngọ (1078) Lý Nhân Tông sai Đào tôn Nguyên 陶 尊 元 đưa voi sang cống nhà Tống và đòi lại những châu huyện ở mạn Quảng-nguyên. Vua Tống bắt phải trả những người châu Khâm, châu Liêm và châu Ung mà quân nhà Lý bắt về ngày trước, rồi mới trả châu huyện cho nhà Lý. Sang năm kỷ-mùi (1079) Nhân-tông cho những
Nếu lúc bấy giờ Lý thường Kiệt đã phá quân nhà Tống ở sông Như-nguyệt tức là khúc dưới sông Cầu, thì tất nhà Lý còn đóng ở mạn sông Cầu. Quân Quách Quì làm thế nào mà tiến lên đến sông Hồng-hà được? Vả lại ở Thái-nguyên hiện bây giờ có huyện Phú-lương, huyện ấy về đời nhà Lý, nhà Trần là Phú-lương phủ, mà chính con sông Cầu chảy qua địa-hạt ấy.
Có lẽ là những nhà chép sử đời trước thường không thuộc địa-lý cho nên chép lầm sông Phú-lương là sông Nhị-hà, vậy ta nên cải lại.