Bước tới nội dung

Trang:Viet Nam Su Luoc 2.pdf/6

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được phê chuẩn.

TỰA

Sử là sách không những chỉ để ghi-chép những công-việc đã qua mà thôi, nhưng lại phải suy-xét việc gốc-ngọn, tìm-tòi cái căn-nguyên những công-việc của người ta đã làm để hiểu cho rõ những vận-hội trị-loạn của một nước, những trình-độ tiến-hóa của một dân-tộc. Chủ-đích là để làm cái gương chung-cổ cho người cả nước được đời đời soi vào đấy mà biết cái sự sinh-hoạt của người trước đã phải lao tâm lao lực những thế nào, mới chiếm-giữ được cái địa-vị ở dưới bóng mặt trời này.

Người trong nước có thông-hiểu những sự-tích nước mình mới có lòng yêu nước yêu nhà, mới biết cố-gắng học-hành, hết sức làm-lụng, để vun-đắp thêm vào cái nền xã-hội của tiên-tổ đã xây-dựng nên mà để lại cho mình. Bởi những lẽ ấy cho nên phàm dân-tộc nào đã có đủ cơ-quan và thể-lệ làm cho một nước độc-lập, thì cũng có sử cả. Nước Việt ta khởi đầu có sử từ đời nhà Trần, vào quãng thế-kỷ thứ XIII. Từ đó trở đi nhà nào lên làm vua cũng trọng sự làm sử. Nhưng cái lối làm sử của ta theo lối biên niên của Tàu, nghĩa là năm nào tháng nào có chuyện gì quan-trọng thì nhà làm sử chép vào sách. Mà chép một cách rất vắn-tắt cốt để ghi lấy chuyện ấy mà thôi, chứ không giải-thích cái gốc-ngọn và sự liên-can việc ấy với việc khác là thế nào.

Nhà làm sử lại là người làm quan, vua sai coi việc chép sử, cho nên dẫu thế nào sự chép sử cũng không được tự-do, thường có ý thiên-vị về nhà vua, thành ra trong sử chỉ cần chép những
vii