Trang:Viet Nam phong tuc.pdf/233

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
234
VIỆT-NAM PHONG-TỤC
 

ra sách Mạnh Tử cũng toàn là phát minh thêm đạo ngài, để truyền bá đi thiên hạ mà dạy người.

Từ đó thì đạo Nho mỗi ngày lưu truyền một rộng. Đến đời vua Cao-Tổ nhà Hán, mới lên ngôi vua, trước hết dùng lễ thái lao (một con trâu, một con bò và một con dê) thân đến tế ngài tại nơi nhà thờ. Các vua sùng đạo Nho từ trước đấy. Đến đời vua Vũ-Đế, đặt quan Bác sĩ đem năm kinh của ngài ra để dạy thiên hạ (vì kinh Nhạc đã mất từ khi nhà Tần đốt sách, cho nên chỉ còn năm kinh). Lại chuyên tôn đạo Khổng Tử mà bỏ cả sách vở của các nhà (như Lão Tử, Trang Tử, Dương Tử, Mặc Tử, v.v...) vì thế đạo Nho lại thịnh hơn nữa, mà từ đó mọi cách chính trị, đạo luân lý, khoa triết học của Tàu, nhất thiết đều tuân theo đạo Nho.

Trên thì có nhà vua tôn sùng, dưới thì có các nhà hiền triết đặt ra lời bàn câu nói, soạn ra sách nọ sách kia, đều để phát minh thêm cái nghĩa đạo Nho. Như là nhà Hán thì có Đổng Trọng Thư, Giả Nghị, Lưu Hướng, Trịnh Khang Thành; nhà Đường thì có Hàn Dũ, Liễu Tôn-Nguyên; nhà Tống thì có Chu Liêm Khê, Trình Minh Đạo, Trương Hoành Cử, Chu Khảo Đình, v.v... Các bậc ấy đều là danh nho một đời, có công duy trì đạo thống rất nhiều.

Nguyên, Minh trở về sau: đạo Nho lại càng thịnh hành. Quận ấp nào cũng có miếu thờ ngài gọi là Văn Miếu. Đâu đâu cũng tôn ngài là Chí thánh tiên-sư.

Nho giáo thịnh hành ở Trung-quốc rồi truyền gần khắp Á-đông; mà nước ta từ lúc nội thuộc nhà Hán,