Trang:Viet Nam phong tuc.pdf/269

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
270
VIỆT-NAM PHONG-TỤC
 

gọi là câu nam, gặp lúc khoan khoái mà đọc mấy câu ngân nga thủng thỉnh gọi là câu khách, nam và khách thường dùng lối thơ. Khi vừa đánh vừa nói gọi là câu chiến trận, khi vừa đánh vừa chạy gọi là câu tẩu mã, hai câu này cũng hay dùng lối thơ hoặc lối phú. Ngoại các câu dài, còn nhiều các tiếng đệm gọi là câu trợ ngữ, như tiếng: « Dạ dám bẩm, như tôi đây, vậy chớ, nhưng mà, v.v. » Đây nói qua mấy câu đại khái, chớ lúc làm văn thì tùy việc mà đặt câu, còn nhiều biến thể, không nói hết được.

5.— Bài hát ả đầu gọi là lối ca khúc. Ca khúc cũng chia làm nhiều cách điệu nói qua sau này:

1) Điệu ca trù;

2) Điệu lưu thủy;

3) Điệu hành-vân;

4) Điệu tứ-đại-cảnh;

5) Điệu nam-thương;

6) Điệu nam-bình;

7) Điệu nam-ai;

8) Điệu cổ-bản;

9) Điệu kim-tiền;

10) Điệu lam-thất;

11) Điệu vọng-phu;

12) Điệu giao-duyên.

Điệu ca trù, câu mới mở thường bốn, năm chữ, rồi tiếp xuống một câu tám chữ, hoặc 2 câu đầu độ năm chữ