Trang:Viet Nam phong tuc.pdf/48

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
NÓI VỀ PHONG-TỤC TRONG GIA-TỘC
49
 

năm Dần thì kết con hùm, năm Mão thì kết con mèo, v.v... Kết đoạn treo giữa cửa, để trừ sự bất tường, và để về sau ai có bệnh đau bụng, thì dùng làm thuốc tốt lắm.

Tục này không rõ nguyên ủy từ đâu, có người cho là do từ đời Xuân Thu. Bấy giờ nước Sở có một vị trung thần tên là Khuất-Nguyên, vì can ngăn vua Hoài-Vương không được, bực mình ôm đá gieo mình xuống sông Mịch-La mà tự vận. Hôm ấy chính là ngày mồng năm tháng năm, xứ ấy thương tiếc người trung nghĩa, cứ mỗi năm đến ngày ấy thì làm bánh đường bánh ngọt, cuốn chỉ ngũ sắc ở ngoài rồi đua nhau bơi thuyền ra giữa dòng sông mà ném bánh xuống để cúng ông ấy. Cuộn chỉ ngũ sắc là có ý làm cho cá sợ khỏi đớp mất.

Vậy Tết ấy là một ngày kỷ-niệm ông Khuất-Nguyên, mà ta thì thấy người Tàu ăn Tết cũng theo. Nhưng theo thì theo chớ không cúng gì Khuất-Nguyên.

5.— Tết Trung Nguyên. Rằm tháng bảy gọi là Tết Trung-Nguyên. Ta tin theo sách Phật, thường cho hôm ấy là ngày vong nhân xá tội, nghĩa là người dưới âm phủ được tha tội một ngày hôm ấy. Bởi vậy nhiều nhà mua vàng mã cúng gia tiên, các nhà có người mới mất, cũng hay đốt mã làm chay về hôm ấy.

Tục đốt mã do tự bên Tàu, đời xưa thường dùng đồ ngọc bạch để cúng tế. Đời sau dùng tiền để thế cho ngọc bạch. Đến đời vua Huyền-Tôn nhà Đường, thấy dùng tiền phí lắm, mới truyền cho làm tiền giấy mà thay vào tiền thực. Đến đời Đường Túc-Tông, ngươi Vương-Dữ làm quan Từ-tế-sứ, giữ riêng về việc tế tự, dùng toàn bằng tiền giấy để cúng cấp rồi