Trang:Viet Nam phong tuc.pdf/81

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
82
VIỆT-NAM PHONG-TỤC
 

mãng đại trào để thờ hoặc để rước. Vị thần nào có sắc phong thì dùng các chữ mỹ tự trong lòng sắc làm duệ hiệu của thần. Phải có hòm sắc để chứa sắc, có kim sách để ghi chép sự tích của thần. Còn đồ thờ như đồ tam sự, ngũ sự, đài rượu, quả trầu thì cũng như đồ thờ tư gia. Ngoại giả thì đại để các đồ nghi trượng, loan giá, lộ bộ như long kiệu, long đình, cờ quạt, tàn tán, bát bửu, gươm trường, biển tĩnh túc, biển hồi tỵ, tay văn, tay võ, dùi đồng, phủ việt, chiêng trống, v.v...

Có nơi làm đôi hạc gỗ đứng chầu đôi bên cửa điện, có nơi làm đôi ngựa gỗ hoặc hai con voi rút bằng mây để thờ.

Tự-điền, tự-trạch.— Mỗi làng phải để riêng mấy mẫu ruộng làm tự-điền. Hoặc có hồ có đầm riêng của làng thì để làm tự trạch, mỗi năm lấy hoa lợi, ngư lợi ở đó ra mà cung vào việc tế tự. Làng nào không có tự điền, tự trạch thì lấy vào khoản công nho nào hoặc phải đóng góp với nhau.

Người thủ-từ.— Mỗi đình miếu, làng cắt một người thủ từ. Người thủ từ ấy phải ngày đêm ở luôn chốn đình miếu, coi việc đèn hương, giữ đồ phụng sự và coi việc sái tảo cho được sạch sẽ. Nhiều nơi bắt người thủ từ phải chay sạch, không được ở gần đàn bà. Cũng có nơi thì cho người thủ từ đem cả vợ con đến ở gian ngoài, trông nom trồng trọt những đất chung quanh mà kiếm ăn.

Người thủ từ được hưởng hoa lợi ở chỗ đình miếu và được phép miễn trừ sưu thuế tạp dịch. Nơi nào lắm