Bước tới nội dung

Vương Dương Minh/Phụ lục-5

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Vương Dương Minh của Phan Văn Hùm
5. Vương học sang Nhật của Đào Trinh Nhất

5. Vương học sang Nhật

Thoạt tiên, là Trung-giang Đằng-thụ 中 江 藤 樹 (Nakae Tôju) đem cái học Vương-dương Minh — người Nhật gọi là « Oyomeï » — truyền-giảng trong đám nho-học;... Kế đến môn đệ là Hùng-trạch Phiên-sơn 熊 澤 蕃 山 (Kumazawa Banzan) mở rộng sự truyền bá, thành ra không bao lâu gần khắp nước Nhật đều biết Vương học, và cái học Trình Chu bị lần hồi mất hết thế lực.

Sĩ phu Nhật tôn sùng Vương học đến nỗi người nào cũng đeo ở trước ngực một pho tượng Dương Minh nhỏ bằng ngón tay. Mỗi khi đến thăm bạn, nói chuyện học-hành, trước hết để tượng Dương Minh trên cao và đứng cúi đầu vái mấy cái, để tỏ lòng cung kính rồi mới ngồi lại đàm-đạo.

... Nên biết trong việc mở mang Vương học ở Nhật, có một phần là công-phu của Chu Thuấn Thủy 朱 舜 水 một người Tàu di-thần nhà Minh chạy sang Nhật và nhập tịch hồi năm 1657.

... Trong thời kỳ Nhật-bản duy-tân, những người tiên-phong đắc-lực nhất, như Lương-xuyên Tinh-Nham. như Đại-diêm Trung-trai, như Tá-cửu-gian Tượng-sơn, như Cát-điền Tùng-âm, như Cao-sam Đông-hành, v. v... đều là những bực Vương-học đại sư.

Tây-hương Long-thịnh có công-nghiệp anh hùng nhất trong hồi ấy cũng là một người đắc lực ở Vương-học rất nhiều.

Những anh tài nỗi dậy về sau, như Y-đằng Bác-văn, Tỉnh-thượng Hinh, Sơn-huyện Hữu-bằng, Quế-thái lang, đều là môn nhân của Cát-điền Tùng-âm, tức là có nguồn gốc Vương-học vậy.

Châu Thuấn Thủy, một môn-đồ Vương học, không chịu tòng phục Mãn Thanh chạy sang nước ta, nương náu ở miền Hội-an hơn mười năm rồi mới sang Nhật nhập tịch.

Trong thời gian ấy chúa Nguyễn có vời ông ta nhưng không biết trọng dụng, vì thấy ông không đỗ đạt cử nhân tiến sĩ gì cả.

Sĩ phu ta đôi khi đến thăm viếng chỉ hỏi từng chữ sách vụn vặt. Nhiều người hay đến phiền ông xem tướng số và địa lý, vì tưởng người tàu nào cũng tinh các khoa ấy. Bực mình quá họ Chu phải yết thị ngoài cửa, ngỏ ý mình đến nương nhờ nước Nam muốn cùng sĩ phu nước Nam giảng minh đạo học, chứ lý số địa lý chỉ là mạt học ông không biết đâu mà hỏi.

Quán chi

Trung Bắc Chủ Nhật N° 158
Hanoi 23 Mai 1943

Tác phẩm này thuộc phạm vi công cộng vì thời hạn bảo hộ bản quyền của nó đã hết ở Việt Nam. Nếu là tác phẩm khuyết danh, nó đã được công bố lần đầu tiên trước năm 1960. Đối với các loại tác phẩm khác, tác giả (hoặc đồng tác giả cuối cùng) của nó đã mất trước năm 1974. (Theo Điều 27, Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam sửa đổi, bổ sung 2009 bắt đầu có hiệu lực từ năm 2010 và điều khoản kéo dài bản quyền đối với tác phẩm khuyết danh từ 50 thành 75 năm nhưng không hồi tố)


Ngoài ra, một tác phẩm của Việt Nam thuộc phạm vi công cộng tại Việt Nam theo quy định này cũng thuộc phạm vi công cộng tại Hoa Kỳ chỉ nếu nó thuộc phạm vi công cộng tại Việt Nam vào ngày 23 tháng 12 năm 1998, tức là: tác phẩm khuyết danh đã được công bố lần đầu tiên trước năm 1948; đối với các loại tác phẩm khác, tác giả (hoặc đồng tác giả cuối cùng) của nó đã mất trước năm 1948 tác phẩm chưa bao giờ được xuất bản tại Hoa Kỳ trước ngày 23 tháng 12 năm 1998. (Theo Tuyên cáo 7161 của Tổng thống Bill Clinton áp dụng Đạo luật Thỏa thuận Vòng đàm phán Uruguay (URAA) đối với các tác phẩm được xuất bản lần đầu tiên tại Việt Nam)