Vấn đề giáo dục - Công dụng và giá trị... văn chương/1
ở nước ta
Vấn-đề thuộc về giáo-dục là một việc cần thiết của nước ta lúc bây giờ.
Chúng ta muốn giải quyết vấn-đề ấy, trước hết phải phân giải cho rõ nghĩa hai chữ giáo-dục, hai chữ giáo-dục nguyên ở hán-văn mà bây giờ đã thành ra tiếng quốc-ngữ, giáo nghĩa là dạy, dục nghĩa là nuôi, dẫu đứa bé con cũng hiểu được, nhưng mà lý do sở dĩ phải có giáo-dục, thì nghe như hình không ai nghiên cứu tới. Bây giờ trước phải nói cái lý do ấy người ta ở đời, vô luận Âu hay Á, Đông hay Tây, giống da trắng hay da vàng, nhất thiết tất phải lo sự sống, mà sở dĩ bảo tồn được sự sống, tất cần phải có nuôi, sự nuôi tất phải có hai phương-pháp, một là nuôi xác thịt, hai là nuôi tinh-thần, tinh-thần có được khôn thiêng, thì xác-thịt mới là hữu-dụng, mà lại xác-thịt có được mạnh giỏi, thì tinh-thần mới có chỗ dựa vào, vì vậy mà giáo-dục không thể một ngày nào thiếu được, thí dụ như con bé mới lọt lòng mẹ ra, tất cần phải nhờ có sữa của mẹ đẻ, vì có giọt sữa của mẹ, mà đứa con đó mới ngày càng to lớn mà cho đến lúc thành nhân. Nhân vì sữa mẹ chỉ nuôi được từ ba tuổi sắp xuống mà thôi, đến ba tuổi sắp lên, tất phải nuôi bằng cơm cháo. Kìa giáo dục cũng chỉ là một giống thay cơm và sữa mà nuôi người ta cho đến lúc hoàn toàn một con người đó vậy, xem khắp các nước trong hoàn-cầu, duy Mường, Mán, Rợ-mọi, các dân-tộc ấy còn là động-vật thời đại, mới thấy nó là vô giáo-dục, mà cũng vì nó là vô giáo-dục sở dĩ y nhiên động-vật, tức như loài dân đen ở Phi-Châu, loài dân hồng ở Mỹ-Châu, vì họ không giáo-dục gì, mà tới bây giờ, đã bị đào thải hết ở trong tay dân-tộc mạnh. Ghê gớm thật, đau đớn thật, các tài hoa vì vô giáo-dục mà đến như thế, có khác gì một đứa con bé kia, đã không sữa mẹ, mà uống cho được no, lại không cơm cháo mà ăn cho được mặc, còn thế nào chẳng làm mà trẻ-ranh được nữa ru? Huống gì tình-trạng của người nước ta lại càng cần có giáo-dục lắm. Nước ta từ thuở xưa chưa tiếp xúc với Âu-hóa, giáo-dục vẫn không có gì là hoàn toàn. Nói đến khoa học, vẫn không trượt không trơn, nói đến văn-minh vẫn cực kỳ thiếu thốn, dầu óc đã đói, nên tai mắt không lấy gì làm thông-minh, nay người ta truy cứu bệnh nguyên, đổ tội vì giáo-dục không được phát-đạt. Phải, phải, giáo-dục mà chỉ như cách ta thuở xưa, vẫn có gì làm đầy đủ đâu. Tuy nhiên, chúng ta sở-dĩ còn sống được tới bây giờ. Chẳng phải là không có công ở nơi giáo-dục, luân-lý cũ ở trong gia-đình ta, đạo-đức cũ ở trong xã-hội ta, hiếu-đễ trung-tín làm cỗi gốc, không phải là thuốc giết người, cha con anh em, vợ chồng, thầy, bạn, cố kết nhau bằng lễ nghĩa liêm-sỉ, vẫn không phải là mồi giệt chủng, tỷ như đứa bé con mới đẻ, chỉ nhờ có năm bảy giọt sữa của mẹ, mà oe oe xuống đất, chẳng bao lâu cũng biết chững biết đi. Thế thì, giáo-dục cũ của ta, có phải là toàn bỏ đứt được hay không? chắc không phải! Nếu không có sữa mẹ, mà bảo rằng sống được, thật không có lý. Tuy nhiên có kẻ nói rằng: sữa mẹ dẫu không có, mà sữa bò sữa dê thay vào, cũng chán chi đứa con bé béo mập. Hiện bây giờ, làn sóng Âu-châu tuôn vô số giọt nước văn-minh qua Đông-Á, chồi khoa-học nứt nở như măng mùa xuân, súng cạnh tranh lung tung như sấm mùa hạ, cách giáo-dục mới, đã thành ra cái sự tiêu-biểu của sự tiến bộ cường tận áp chủ, mà còn muốn bo bo ôm lấy giáo-dục cũ, chẳng ngu lắm hay sao? Than ôi! Cái lẽ đó người đời nay ai cũng đủ biết. Bây giờ tôi xin y-lý mà thí dụ bằng học-lý, người bẩm thụ ở tiên-thiên, vì khí hậu khác nhau, vì thủy thổ khác nhau, nên chi máu mẹ cũng khác nhau, máu mẹ đã khác nhau, nên tạng vị của con từ khi ở trong thai đã không thể gì trái được mẹ, bộ tạng tiêu nạp đó, đã tất duy sữa mẹ mới thích hợp, bỗng chốc mới lọt lòng ra, mà tức khắc đổ sữa bò sữa dê vào, dám chắc rằng: Tạng phủ non của con bé kia không thể nào không tiêu hóa chậm chầy mà sinh ra tiết tả. Nếu sữa bò sữa dê mà quả được thật tốt tươi, không vi-trùng trộn vào, không chất hư bại pha thay được sữa mẹ e cũng có lý, nhưng tối tính quá, con thơ nhà đói, mồ-côi cha từ khi mới lọt lòng mẹ có tiền của đâu mà mua được sữa bò tươi, có quyền lực gì mà chuốc được sữa dê mới, chỉ năm ba ống sắt tây đã hư cũ mà đổ vào một vài thìa sữa hủ đã mốc meo, như thế mà bảo tạng vi của con bé, nhờ đó mà gầy hóa nên béo, quyết không lẽ ấy, vì thế mà theo thiển kiến tôi, muốn định một phương-châm giáo-dục cho người nước ta, nên chia ra làm ba thời kỳ. Kẻ bé còn từ sáu tuổi sắp lên đến mười, sáu tuổi là thời kỳ thứ nhất, chỉ nên cho nó học bằng cách giáo-dục cũ, luyện tập cho nó lấy luân-lý đạo-đức xưa, mà công khóa ở trong thời giờ học, chuyên trú trọng về quấc-ngữ và hán-văn, và cho nó biết được nhiều phổ-thông thường thức, ví như nuôi đứa bé con thì cứ cho nó uống sửa mẹ, đó là thời kỳ đầu hết đó vậy. Còn lên nữa là thời kỳ thứ hai, quốc dân từ 16 tuổi sắp lên cho đến 24, 25 tuổi thì dùng bằng cách giáo-dục mới, chuyên dạy cho nó bằng tây-văn, mà cũng pha vào một ít hán-văn, nhưng trú-trọng thứ nhất là khoa-học trí-thức, cốt đào tạo cho thành một người nhân tài hữu-dụng, sẽ để đón người lấy triều-lưu hiện tại và tương lai, đó là thời kỳ thứ hai đó vậy. Lại tiến lên một thời kỳ nữa tức là thời kỳ thứ ba, nhân vì có thời kỳ thứ nhất mà tạng vi của thanh-niên nước ta, đã được no đủ vì sữa mẹ, lại vì có thời kỳ thứ hai mà tư-dương-phẩm của thanh-niên nước ta, biết lựa lọc ở trong các thứ sữa dê sữa bò, mà thêm bổ ích cho sức béo mập, thì tôi lúc bấy giờ, cơm do tây, do tầu, tùy ý bổ thêm vào, muốn to lớn đến bao nhiêu, thì cứ ăn uống bấy nhiêu. Đó là giáo-dục bằng một cách Âu-Á hộn hợp, tân cựu điều hòa tới bấy giờ chưa phải giáo-dục gia đâu, không dám nói trước. Nói tóm lại, giáo-dục cơ quan là quyền tại chính-phủ, giáo-dục dư-luận là nghĩa-vụ của chúng ta, tôi trước kia có được gặp nữ văn học-gia nước Pháp là bà André Viollis, có đem ý-kiến giáo-dục mà nói với tôi, tôi đã lược kể như trên kia, mà nhà nữ văn học-gia cũng cho là phải. Tôi không dám dấu ý-kiến của một mình, nên có bài nầy thỉnh-giáo với các anh em đọc báo.