Vấn đề phụ nữ

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Vấn đề phụ nữ  (1929) 
của Phan Bội Châu
DUY-TÂN THƯ-XÃ
(Publications de la Réforme)

Cơ-quan truyền-bá « Chủ-Nghĩa Duy-Tân »

Số nhà: 43, đường d' Ariès -:- SAIGON



PHAN BỘI-CHÂU

VẤN-ĐỀ PHỤ-NỮ

MINH-ĐỨC TÂN-DÂN

In lần thứ nhứt
Giá: 0 $ 30
1929

« ......... Cứ xem cái hình-thế “quốc-tế” ngày nay thì một việc rất khẩn-yếu là, cần phải khiến cho phụ-nữ ở Cận-đông và Viễn-đông tham-dự vào cuộc “Quốc-tế vận-động”. Về phương-diện Đông-dương, những dân-tộc bị áp-bách, bị lược-đoạt, đã từng bắt đầu phản-kháng kẻ áp-bách họ, yêu-cầu quyền độc-lập của quốc-dân; cùng là phản-đối hết thảy những sự bác-tước và chi-phối về chủng-loại rồi. Đồng-thời, phụ-nữ ở Đông-dương, cũng tự trong chỗ nô-lệ tối-tăm mấy ngàn năm nay vùng-vẫy đứng dậy, vì sự khiến cho xã-hội phải thừa-nhận cái quyền “làm người” của họ mà họ yêu-cầu những quyền-lợi bình-đẳng rồi.

Phụ-nữ Đông-dương mà tham-dự vào cuộc “Phản đế-quốc vận-động” thì, tức là mấy ngàn muôn quân-đội phản-đối những cái trói-buộc:cách sinh-hoạt trong xả-hội”,cái tập-quán truyền-thốngcái thiên-kiến tôn-giáođã lủ-lượt kéo đến tham-dự vào cuộcchiến-tranh giải-phóngđó. »

Ấy là một đoạn trong án nghị-quyết của Phụ-nữ-bộ Đệ-tam quốc-tế (IIIe Internationale) là trung-tâm của cuộc “Phụ-nữ giải-phóng vận-động”.

ChữĐông-dươngtrên kia là bao-hàm cả mấy nước Ấn-độ, Ba-tư, Nhật-bản, Trung-hoa, và Việt-nam ta v. v.

Song le, chị em Đệ-tam quốc-tế lấy chị em Nhật-bản, Trung-hoa làm đại-biểu cho chị em cả các dân-tộc ở Đông-dương, chớ chị em Việt-nam ta còn nằm trong cái trạng-thái tối-tăm, đã giám nói gì đến sự “Quốc-tế vận-động”?

Chị em Việt-nam ta nếu không tự-bạo, tự-khí, gánh-vác lấy một phần trách-nhậm của nhân-loại mà muốn có một ngày kia tham-dự vào cuộc “Quốc-tế vận-động”; muốn có một ngày kia, mang nổi cái “sứ-mạng thế-giới” vĩ-đại thì hiện nay xin nghiên-cứu và thực-hành những tư-tưởng trong quyển sách nầy, của cụ Phan Sào-Nam, bậc tiên-giác của chị em, anh em chúng ta.

DUY-TÂN THƯ-XÃ.

Thậm-chí họ thường nói rằng: « Đàn-bà con-gái chỉ là một giống đồ chơi cho con-trai mà thôi ».

Thảm-hại thiệt! Oan-khổ thiệt! Nhưng nghĩ ra cho kỹ e cũng đáng!

Thù nhà nợ nước có một chị nào biết đau-đớn không? Dân khổ nòi hèn có một bà nào biết thương xót không?

Giắt tay ông chồng ra khỏi « vòng bồi-bếp » có một mụ nào không?

Rút chân cha mẹ ra khỏi « ngục cu-ly » có một cô nào không?

Thôi chẳng trách gì những việc quá cao, quá to mà chỉ cầu cho có họ tên ở trong pho sử.

Trót hai nghìn năm dư, tiết-liệt gớm-ghê được mấy bà Thúy-Ái? Văn-chương lừng-lẫy được mấy cô Hồng-Hà?

Tác phẩm này thuộc phạm vi công cộng ở Hoa Kỳ vì nó được phát hành lần đầu tiên ở bên ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ (và không được phát hành ở Hoa Kỳ trong vòng 30 ngày) nó được phát hành lần đầu tiên trước 1989 mà không tuân thủ các thủ tục bản quyền của Hoa Kỳ (gia hạn và/hoặc thông báo bản quyền) nó thuộc phạm vi công cộng ở quốc gia gốc vào ngày URAA (1 tháng 1 năm 1996 đối với đa số quốc gia, đối với Việt Nam là ngày 23 tháng 12 năm 1998).


Tác giả mất năm 1940, do đó tác phẩm này cũng thuộc phạm vi công cộng tại các quốc gia và vùng lãnh thổ có thời hạn bảo hộ bản quyềncuộc đời tác giả và 80 năm sau khi tác giả mất hoặc ngắn hơn. Tác phẩm này có thể cũng thuộc phạm vi công cộng ở các quốc gia và vùng lãnh thổ có thời hạn bảo hộ bản quyền dài hơn nhưng áp dụng luật thời hạn ngắn hơn đối với các tác phẩm nước ngoài.