Wikisource:Những gì thuộc về Wikisource

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Bước tới điều hướng Bước tới tìm kiếm
Quy định và hướng dẫn Quy định đưa vào
Wikisource, với tiêu chí là Văn thư lưu trữ mở, hiện diện với mục đích lưu trữ các tác phẩm nghệ thuật và trí tuệ đã được tạo ra từ xưa đến nay, và thể hiện các ấn phẩm này ở phiên bản wiki thực sự để bất cứ ai cũng có thể đóng góp các giá trị gia tăng cho tuyển tập. Trang này sơ lược quy định dùng để xác định các tác phẩm cụ thể có phù hợp với mục tiêu này và có được chấp nhận trên Wikisource hay không.

Định nghĩa về những thứ được đưa vào[sửa]

Các tiêu chí tại trang này bổ sung cho các tiêu chí về bản quyền, được mô tả tại Wikisource:Quy định về bản quyền.

Sẽ có các quy định khác nhau tùy thuộc vào thời điểm tạo ra tác phẩm. Mặc dù luật bản quyền Hoa Kỳ (nơi đặt máy chủ Wikisource) có đưa ra ngày chuyển giao thuận tiện, nhưng vẫn có khả năng tác phẩm sáng tác trước thời điểm đó vẫn còn hạn bản quyền, hoặc tác phẩm sau thời điểm đó lại thuộc về phạm vi công cộng.

Các tác phẩm tạo ra trước năm 1929[sửa]

Bất kỳ một tác phẩm viết nào (hoặc bản ghi từ âm thanh gốc hoặc nội dung nhìn) được phát hành (hoặc tạo ra nhưng chưa bao giờ phát hành) trước năm 1929 đều có thể được đưa vào Wikisource, miễn là điều đó có thể kiểm chứng được. Những nguồn hợp lệ bao gồm cả bản quét đã tải lên hoặc bản giấy đã in.

Tác phẩm tạo ra sau năm 1928[sửa]

Nguồn tài liệu[sửa]

Nguồn tài liệu được xác định bằng một trong hai tiêu chí:

  1. Chúng là văn bản hành chính của cơ quan làm ra chúng, hoặc
  2. Về bản chất đã rất rõ ràng, và được tạo ra nhờ sự kiện nào đó.

Những tài liệu này có thể rất đa dạng từ hiến pháp hay hiệp ước đến thư từ cá nhân và nhật ký. Thể loại này có thể có cả những thứ trước đây chưa có vào thời điểm đó như các cuộc gọi điện thoại lịch sử, thẩm vấn của tòa, và bản sao chiến dịch quân sự. Các nguồn tài liệu phải được đưa vào ở dạng nguyên gốc nếu được, không sửa chữa biên tập. Nguồn của các tác phẩm này phải được ghi chú để cho phép người khác kiểm chứng rằng bản sao tại Wikisource là sự tái tạo nguyên dạng. Chỉ cần đưa ra ý kiến thì không được xem là tài liệu.

Tác phẩm phân tích và nghệ thuật[sửa]

Tác phẩm phân tích là các ấn phẩm tập hợp thông tin từ các nguồn khác và phân tích thông tin đó. Các tác phẩm phi hư cấu được viết về một chủ đề nào đó sau khi sự kiện chính đã xảy ra thường phù hợp với thể loại này. Những tác phẩm này cùng các tác phẩm nghệ thuật phải được phát hành ở dạng đã có thẩm định chéo hoặc có ban biên tập chịu trách nhiệm; không tính tác phẩm tự phát hành.

Tài liệu nghiên cứu khoa học[sửa]

Có thể đưa nội dung tài liệu nghiên cứu khoa học vào Wikisource nếu tài liệu này được bình duyệt khoa học một cách có thẩm định được từ cơ quan nghiên cứu đáng tin cậy. Tài liệu phải được phát hành theo một giấy phép tự do; điều này đồng nghĩa với việc không chấp nhận được những ấn phẩm thương mại phát hành theo giấy phép trong đó ngăn cấm việc tái xuất bản.

Một ví dụ của tài liệu nghiên cứu chấp nhận được là một luận án tiến sĩ được kiểm tra kĩ lưỡng và chấp nhận bởi một hội đồng chấm luận văn của một trường đại học đẳng cấp quốc tế.

Các nghiên cứu khoa học chưa từng được công bố trước đó, không phụ thuộc vào việc đã được bình duyệt hay chưa, được chấp nhận đưa vào Wikisource nếu như tác giả thỏa mãn Wikipedia:Độ nổi bật (không phụ thuộc vào việc đã có bài viết về tác giả đó trên Wikipedia hay chưa) và tác phẩm được phát hành theo giấy phép tương thích với Wikisource.

Thêm giá trị gia tăng cho văn kiện gốc[sửa]

Mặc dù Wikisource không phải là nơi để các biên tập viên đóng góp những tác phẩm mới và chưa công bố, vẫn có vài cách để thực hiện đóng góp chưa công bố bằng cách bổ sung các giá trị gia tăng cho các ấn bản đã có. Những phần hoàn toàn mới do thành viên viết nên không phù hợp ở đây, nhưng có thể phù hợp với các dự án Wikimedia khác như Wikibooks.

Biên dịch[sửa]

Wikisource tiếng Việt chỉ thu thập các văn kiện được viết bằng tiếng Việt. Văn kiện ở các ngôn ngữ khác cần được đặt tại các dự án ngôn ngữ tương ứng, hoặc tại website đa ngôn ngữ. Tuy nhiên, Wikisource tiếng Việt có thu thập bản dịch tiếng Việt từ các văn kiện không phải tiếng Việt, cũng như các bản song ngữ mà ngôn ngữ đích là tiếng Anh.

Đối với các bản dịch, ưu tiên hàng đầu tại Wikisource là đóng góp các bản dịch đã từng xuất bản, thuộc phạm vi công cộng. Tuy nhiên, với sự thật là có vô số các tác phẩm gốc ở các thứ tiếng khác chưa bao giờ được dịch, cộng với việc các bản dịch mới, bổ sung có thể hoàn thiện các bản dịch đã có theo nhiều cách, Wikisource cũng cho phép các bản dịch do chính thành viên wiki dịch nên.

Để biết thêm thông tin về bản dịch, xem Wikisource:Biên dịch. Xem thêm Wikisource:Bản quyền để biết thông tin bản quyền đối với tác phẩm dịch.

Chú giải[sửa]

Những bản văn kiện đã phát hành trước đây có kèm chú giải được ưu tiên tại đây, nhưng có thể sẽ không sử dụng được vì lý do bản quyền, lỗi thời, hoặc cần cải thiện. Vấn đề đặc biệt xảy ra với các văn kiện tiền-hiện đại (như dạng Văn bản cổ hoặc Trung cổ).

Chú giải có thể đưa vào các dữ liệu quan trọng về bản thân văn kiện gốc, các chú thích ở cuối trang về các từ hoặc đoạn, tham chí, phân mục và tựa đề mục, lời giới thiệu, tóm lược, mục lục, hình ảnh, v.v. Trong mọi trường hợp, chú giải của người đóng góp phảo được thêm theo cách nào không gây phiền hà mà vẫn có được văn bản "sạch", có thể thông qua phương tiện kỹ thuật hoặc tạo ra bản sao song hành.

Để biết thêm thông tin về chú giải, xem Wikisource:Chú giải.

Ghi nhớ rằng các chú giải có bản chất chỉ dẫn được tạo ra để dễ học tập trong lớp, đặc biệt là khi chuẩn bị kiểm tra, thuộc về Wikibooks chứ không phải Wikisource (xem quy định của Wikibooks về văn bản chú giải).

Đa phương tiện[sửa]

Các nội dung đa phương tiện được bổ sung vào văn kiện có thể tăng cường đáng kể chất lượng và trình bày của văn kiện. Những nội dung đó không chỉ bao gồm những minh họa hoặc hình ảnh đã xuất bản từ cuốn sách hoặc về chính cuốn sách và đã hết hạn bản quyền, mà còn gồm cả đóng góp mới gồm bản thu thanh, sơ đồ, hoặc các nội dung khác.

Chú ý: Các đóng góp đa phương tiện cần tuân theo Wikisource:Hướng dẫn sử dụng hình ảnh.

Những tiền lệ để quyết định không đưa vào[sửa]

Mặc dù tiền lệ thì không cứng nhắc, nhưng cũng đáng để tâm khi xem qua các dạng ấn bản thường không được chấp nhận ở Wikisource. Những loại tác phẩm này sẽ không được cộng đồng chấp nhận trừ khi có sự thay đổi đồng thuận lớn và phù hợp với tiền lệ xóa (cả Wikisource:Biểu quyết xóa bài nữa). Các tác phẩm gần y như nhau chắc chắn sẽ bị đem ra xóa. Mọi thứ tại đây đều dựa trên cách hiểu thông dụng nhất về quy định đã nói ở trên.

Đóng góp chưa công bố[sửa]

Viết tắt:
WS:NCCCB

Các tác phẩm do những thành viên Wikisource tạo ra hoặc chưa từng được xuất bản trong diễn đàn có thể kiểm chứng được, thường được thẩm định chéo không thuộc về Wikisource. Wikisource không phải là phương tiện để cho một tác gia nào đó xuất bản tác phẩm của anh/cô ta và truyền bá chúng với người khác, cũng không phải là nơi để phát hiện "tài năng mới".

Chú ý: Có một số ít ngoại lệ cho quy định này, chi tiết ở Thêm giá trị gia tăng cho văn kiện gốc ở trên. Cũng chú ý là một thành viên Wikisource có thể đăng tác phẩm chưa công bố của mình (nếu có lý do chính đáng) tại không gian thành viên của anh/cô ta.

Quảng cáo[sửa]

Wikisource không thu thập các mẩu quảng cáo liên quan đến mọi loại tác phẩm mà bản thân nó không phải là ấn phẩm. Nó gồm cả thông tin về tác phẩm chỉ vừa mới phát hành, hoặc được pháp luật bảo hộ bản quyền, hoặc thậm chí đã thuộc phạm vi công cộng. Các mẩu quảng cáo có thể có nhiều dạng, nhưng phổ biến nhất là viết bình luận hoặc liên kết ngoài.

Văn kiện vô danh[sửa]

Quyết định tình trạng bản quyền đòi hỏi phải có thông tin về quyền tác giả. Đa số văn kiện nguồn đều có một tác giả kiểm chứng được (cá nhân, tập thể, chính phủ), nhưng vẫn có các văn kiện hoàn toàn không có thông tin này. Những văn kiện vô danh xưa kia sẽ thích hợp với Wikisource, và một số thậm chí còn rất quan trọng. Tuy nhiên, đa số văn kiện vô danh không nên thêm vào Wikisource trù khi chúng có giá trị lịch sử và không dễ bị nhầm lẫn theo quy định về bản quyền.

Tác phẩm liên tục thay đổi[sửa]

Nhiệm vụ của Wikisource là thu thập và lưu giữ các tác phẩm ở dạng đã phát hành. Vì điều này, các tác phẩm có nội dung được cho là sẽ thay đổi thường xuyên, để giữ cho tác phẩm được cập nhật, để cải thiện vấn đề nội dung của những gì đã xuất bản, hoặc để làm cho văn kiện hay hơn, đều không thuộc phạm vi của Wikisource.

Một số ví dụ như

  1. Văn kiện có kết thúc mở trong đó tác giả dựa trên đóng góp chung của nhiều người để hoàn thành và phát triển tác phẩm;
  2. Tuyển tập trong đó có nhiều nguồn văn kiện, và/hoặc văn kiện thường xuyên cập nhật khi có thông tin mới hoặc bổ sung;
  3. Danh sách (xem thêm phía dưới).

Tài liệu tham chiếu[sửa]

Wikisource không thu thập tài liệu tham chiếu trừ khi nó được phát hành như một phần của văn kiện nguồn đầy đủ. Các thông tin như vậy chưa từng được xuất bản, thường là do người dùng tự tổng hợp và không kiểm chứng được, không phù hợp với mục tiêu của Wikisource.

Một số ví dụ

  1. Danh sách;
  2. Hằng số toán học (như các con số pi);
  3. Bảng dữ liệu hoặc kết quả;
  4. Tài liệu mật mã hóa;
  5. Mã nguồn.

Chú ý: Dữ liệu tham chiếu được cung cấp như một phần ấn phẩm lớn (như bảng, phụ lục, v.v.) vẫn chấp nhận tốt.

Xem thêm[sửa]