Wikisource:Wikisource là gì?

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Bước tới điều hướng Bước tới tìm kiếm
Giới thiệu Wikisource là gì?
Trang này cung cấp một cái nhìn tổng quát về Wikisource là gì, giới thiệu các quy định của nó, v.v. Trang này rất tốt để tham khảo khi mới tham gia, nhưng không nên dùng để tìm các thông tin chi tiết; thay vào đó hãy xem Mục lục.

WikisourceVăn thư lưu trữ mở – là một dự án của Wikimedia Foundation nhằm tạo ra một thư viện gồm những tác phẩm gốcnội dung tự do liên tục phát triển, cũng như biên dịch các tác phẩm gốc từ bất kỳ ngôn ngữ nào.

Trang này sẽ định nghĩa Wikisource là gì, không phải là gì, và phân biệt nó với các dự án khác của Wikimedia. Những miêu tả tại trang này khá là ngắn gọn, nhưng có chứa liên kết tới các trang quy định chi tiết hơn. Thảo luận về các quy định này nên đặt ở các trang thảo luận quy định tương ứng.

Lịch sử[sửa]

Wikisource – trước đây gọi là Dự án Sourceberg, một cách chơi chữ từ Dự án Gutenberg – bắt đầu vào tháng 11 năm 2003, là một bộ sưu tập những văn kiện hỗ trợ cho những bài viết tại Wikipedia. Nó phát triển một cách nhanh chóng, đạt tới số lượng 20.000 văn kiện trong nhiều ngôn ngữ khác nhau vào 18 tháng 5 năm 2005.

Vào tháng 8 và tháng 9 năm 2005, Wikisource đã di chuyển sang các tên miền con riêng rẽ cho các ngôn ngữ khác nhau.

Để biết thêm thông tin về lịch sử của Wikisource, mời xem:

Chúng tôi đưa những gì vào Wikisouce và không đưa vào những gì?[sửa]

Viết tắt:
WS:KHONG

Một số thứ mà chúng tôi đưa vào là:

  1. Văn kiện gốc đã được một tác giả khác công bố
  2. Biên dịch từ các văn kiện gốc
  3. Văn bản hành chính lịch sử của các quốc gia và tổ chức quốc tế
  4. Thư mục liệt kê các tác giả có tác phẩm trên Wikisource

Tất nhiên là những đóng góp không chỉ giới hạn trong danh sách này.

Một số tiêu chí cơ bản để không đưa văn kiện vào Wikisource là:

  1. Nội dung vi phạm bản quyền
  2. Bài viết chưa công bố của một người đóng góp cho dự án
  3. Các dữ liệu, công thức, và bảng biểu trong Toán học
  4. Mã nguồn (máy tính)
  5. Dữ liệu thống kê gốc (như các kết quả bầu cử)

Đây chỉ là những điều cơ bản nhất, những thứ chắc chắn sẽ bị loại ra khỏi Wikisource. Tất nhiên có thể sẽ có những thứ khác mà quy định và tiền lệ không chấp nhận đưa vào.

Để biết thêm thông tin, mời xem:

Ngôn ngữ và biên dịch[sửa]

Wikisource là một dự án đa ngôn ngữ. Văn kiện và bản dịch văn kiện được hoan nghênh bằng tất cả các ngôn ngữ tại các tên miền con tương ứng và tại wiki wikisource.org chung.

Wiki tiếng Việt này dành cho:

  • Các văn kiện gốc nguyên thủy bằng tiếng Việt
  • Những bản dịch văn kiện gốc sang tiếng Việt từ ngôn ngữ khác
  • Văn kiện gốc cùng với bản dịch tiếng Việt song song nhau.

Việc liên kết và phân loại văn kiện và bản dịch là rất quan trọng vì chúng sẽ giúp mọi người dễ tiếp cận nhất.

Để biết thêm thông tin về ngôn ngữ và biên dịch, mời xem:

Wikisource và các dự án Wikimedia khác[sửa]

Wikisource hay Wikibooks?[sửa]

Sự khác biệt giữa hai dự án này khá dễ phân biệt.

  • Wikisource (source có nghĩa là nguồn) tập trung vào các tài liệu đã được phát hành tại nơi khác rồi. Wikisource có thể được xem là một thư viện gồm các tác phẩm thuộc phạm vi công cộng.
  • Wikibooks (book có nghĩa là sách) là những tài liệu mang tính hướng dẫn được viết bởi chính những người đóng góp (ví dụ như, hướng dẫn học tập, sách giáo khoa, và văn bản chú giải để dùng trên lớp học).

Lĩnh vực chú giải văn bản nguồn là một lĩnh vực khá mơ hồ, có một số trùng lắp giữa Wikisource và Wikibooks. Để có hướng dẫn về điều này, xem trang thông tin về chủ đề tại cả hai dự án:

Wikisource hay Wikipedia?[sửa]

Trong khi Wikipedia là một bách khoa toàn thư, thì Wikisource là một nơi lưu trữ văn thư. Wikipedia chứa những bài viết nói về những cuốn sách, còn Wikisource gồm chính cuốn sách. Về khía cạnh nào đó cả hai đều sử dụng cùng tài liệu tư mục về tác giả.

Khóa trang[sửa]

Các trang wiki tại đa số các dự án Wikimedia được thiết kế để có thể phát triển mãi mãi. Những ví dụ điển hình là bài viết trên Wikipedia hoặc các hướng dẫn học tập trên Wikibooks.

Ngược lại, Wikisource là một thư viện gồm các văn kiện bền vững đã được xuất bản ở một nơi khác rồi. Trong nhiều hay thậm chí đa số trường hợp, các văn kiện này không được thay đổi hoặc phát triển, và có thể tính toàn vẹn của văn kiện sẽ bị hư hại nặng nề nếu ta làm vậy! Do đó, Wikisource đã đưa vào một quy định về ghi chú chất lượng văn kiện và "khóa" trang không cho phép sửa đổi một khi chúng được cho là đã có định dạng đúng và không có lỗi. Những bình luận về thay đổi hoặc sửa chữa cần thiết luôn có thể thực hiện tại trang thảo luận và nếu cần thì trang có thể được mở khóa.

Bằng cách này, Wikisource giống với Wikinews hơn, một dự án cũng "khóa" các trang không bản lưu thời sự để giữ gìn tính toàn vẹn lịch sử.

Để biết thêm thông tin, mời xem:

Quan điểm trung lập[sửa]

Quan điểm trung lập là một quy định lớn áp dụng cho tất cả các dự án trong gia đình Wikimedia. Các văn kiện gốc bản thân chúng không nhất thiết phải thể hiện Quan điểm trung lập. Miễn là chúng ta tái tạo chúng một cách chân thành, và ghi chú tác giả đầy đủ, là chúng ta đã không vi phạm Quan điểm trung lập. Tuy nhiên, việc nhấn mạnh một số phần cụ thể của văn kiện, hoặc chỉ tái tạo một số phần nào đó của văn kiện có thể được xem là hành động thể hiện quan điểm cụ thể nào đó.

Các văn bản giới thiệu và giải thích khác phải luôn luôn được viết với một thái độ trung lập.

Bản quyền[sửa]

Quy định bản quyền áp dụng cho Wikisource cũng giống như các dự án khác của Wikimedia, vì vậy chúng phải được quan tâm đúng mực.

Để biết chúng tôi quy định về bản quyền ra sao, mời xem:

Xem thêm[sửa]