Bước tới nội dung

Xứ Bắc kỳ ngày nay/4

Văn thư lưu trữ mở Wikisource


CHƯƠNG THỨ TƯ


Học chính ngày càng mở rộng


Người An-nam vốn trọng học-vấn. Xưa kia, các bậc sĩ-tử nước nhà theo đòi hán-học, lấy kinh truyện làm gốc của nho-học. Tứ thư ngũ-kinh dậy về luân-lý, là một môn học rất bổ ích cho người ta; thế nhưng toàn là những sách không bàn đến khoa-học tối-tân. Các bậc nho-sĩ ta ngày xưa chỉ am-hiểu về đạo làm người. Thực là một sự hay lắm, nhưng ngoài cái đạo làm người thì không biết chi chi cả. Nhà nho ta thuộc lầu kinh truyện, nhưng không biết đến những tư-tưởng cao-thâm của các bậc hiền-triết các nước khác, là những bậc hiền-triết xuất-hiện trong thế-giới, sau đức Khổng-tử; các bậc hiền-triết này thì đã phát-minh ra các môn học về những sự bí-mật của tạo-hóa, khiến cho cái thế-lực của nhân-loại ngày thêm mãnh-liệt. Vả khi xưa, người ta theo đòi hán-học thì mất nhiều thì giờ, hao tổn mất lắm công-phu.

Vì thế các nhà mục-sư Âu-châu khi sang tới bản-xứ thì nghĩ ra được cách viết tiếng ta theo như tiếng nói, cách viết rất dễ dàng: tức là chữ quốc-ngữ. Nhờ về chữ quốc-ngữ, mà đứa trẻ có khiếu thông-minh, chỉ học trong vài ba tháng là có thể nghe thấy nói gì cũng viết ngay ra giấy được. Như vậy thì sự học không như trước nữa, chỉ do ký-ức mà thôi, đứa trẻ con học gì thì tự hiểu ngay được.

Đã mươi năm nay, các làng nhà quê, phần nhiều có tràng học để dạy trẻ con viết và đọc quốc-ngữ. Ngày nay, ở bản-xứ lại có xuất-bản rất nhiều sách và các thứ báo bằng quốc-ngữ nữa.

Các làng đều theo kỳ-hạn mà nhận được: nào là những tập công-văn, những bản lệ-luật, những tờ sức của nhà-nước, toàn bằng quốc-ngữ. Trong làng thì người nào cũng có thể tới nhà công-quán mà xem xét những tập công-văn, lệ-luật và các đạo trát-sức của quan trên.

Tiếng An-nam vốn là một thứ tiếng nghèo, không đủ tiếng để dùng về những sự mới. Các sách cách-trí đều bằng pháp-văn thì khó lòng mà dịch ra quốc-ngữ cho sát nghĩa được. Vì thế mỗi năm, chỉ xuất-bản có vài ba cuốn sách bằng quốc-văn mà thôi. Việc dịch sách này trong một thời-kỳ rất lâu nữa, mới có cơ tiến-bộ được.

Thế nhưng người An-nam, chỉ trong vài năm là học thông tiếng Pháp, luận-thuyết được với những người Pháp có học-thức, hiểu được những lời các ông giáo Đại-pháp giảng nghĩa về bài học. Lại có thể đọc thông mà hiểu nghĩa các sách bằng tiếng Pháp về luân-lý, về triết-học cùng là khoa-học.

Tràng sơ-học yếu-lược ở làng Phương-trung tỉnh Hà-đông.

Vì cái mục-đích này, cho nên khắp các tỉnh-lỵ đều mở tràng học để dậy tiếng Pháp. Lắm hạt thì trong cùng một tỉnh-lỵ mà có nhiều tràng học để dậy tiếng Pháp.

Những học-trò có khiếu thông-minh hơn cả trong bọn học-sinh đồng-thời thì có thể học tới bậc thành-chung, hoặc là vào tràng Bảo-hộ Hanoi; hoặc là tràng trung-học tây. Ở những tràng này thì các ông giáo-sư Đại-pháp dậy về khoa-học Âu-châu. Trên bậc trung-học thì có các tràng cao-đẳng. Những học-trò có bằng chung-học tốt-nghiệp thì mới được vào học các tràng cao-đẳng. Về những tràng cao-đẳng thì ở ban công-chính, các nhà kỹ-sư tương-lai đều học đòi về môn kiến-chúc; cách mở đường, cách làm cầu, làm cống, cùng là đặt đường xe-lửa. — Ở tràng Lâm-nghiệp cao-đẳng thì học về các thứ lâm-sản, như là các hạng gỗ, cách vun giồng cho loài thực-vật sinh sản nhiều hơn ra. Ở tràng Y-tế cao-đẳng thì các thầy thuốc tương-lai chuyên-tập cái môn học về thân-thể; về các vị thuốc, tức là cái môn điều-trị các bệnh tật, cùng là phòng-bị những bệnh thời-khí. Các nhà thú-y tương-lai thì học về bệnh-tật của loài-vật cùng là những cách trị-bệnh cho loài-vật.

Tràng Kỹ-nghệ Haïphong — Trong xưởng học nghề.

Kẻ lao-động cũng có nhiều những tràng kỹ-nghệ để học những nghề nghiệp mới. Tại Hải-phòng thì có một tràng riêng để luyện-tập nhũng người thiếu-niên bản-xứ về nghề cơ-khí cùng là nghề làm tài-xế ở các nhà máy sắt. Những học-trò xuất thân ở những tràng học này thì đều được học tập về các nghề-nghiệp một cách rất tinh-xảo, về sau làm lụng có phần khéo hơn những thợ khách.

Tràng Nữ-học sinh ta ở Hanoï.

Tại tràng kỹ-nghệ Hanoi thì chuyên dạy về nghề đóng các đồ gỗ, nghề đúc đồng, vân vân. Những thợ này vừa phải lao-động bằng tinh-thần, cùng là lao-động bằng hai cái bàn tay.

Về đường nông-phố thì có hai nhà tràng: một tràng ở Phú-thọ và một tràng ở Tuyên-quang. Các nhà điền-chủ có thế-lực ở bản-xứ đều cho con đến những tràng Nông-nghiệp này để học tập về cách bón phân, cách chọn hạt giống; cách bài-trừ những bệnh của loài thực-vật, cùng là cách dùng những nông-khí lối mới.

Muốn cho những tràng học này được tiến-hành thì cái căn-bản việc học-chính là cái nền học sơ-đẳng phải bành-trướng lên mà lan đi khắp ngõ hẻm hang cùng. Ở các làng, nay nhờ về cách tổ-chức sổ dự-toán theo lệ mới, đỡ được cái khoản chi tiêu xa-xỉ về những hội đám thì nên lợi-dụng những khoản tiền này về đường công-ích công-lợi, như là việc mở tràng học. Rồi ra, mỗi làng phải có một tràng học để dạy trẻ con viết và đọc quốc-ngữ, dạy về toán-pháp, dạy vệ-sinh, lại nên dạy thêm đôi chút tiếng Pháp nữa.

Tràng Y-tế Hanoï.

Như thế, về sau mới sản ra được nhiều những học-sinh có tư-cách để theo học các tràng Pháp-học. Các tràng này sẽ tuyền lấy những học-sinh có lực-học hơn cả. Còn những học-sinh không có khiếu học, tuy không được theo đòi bậc học cao hơn, nhưng cũng biết được những sự thông-thường rất ích-lợi cho người ở nơi nhà-quê: Dù làm thợ cũng bên biết đọc, biết viết, biết tính, biết đo lường v v; lại thông-hiểu chút-đỉnh tiếng Pháp để trực tiếp với các quan Đại-pháp trong khi có việc khiếu-nại mà phải đầu đơn lên quan sở-tại.