Cổ nhân đàm luận/65

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Cổ nhân đàm luận của Trần Trung Viên
65. Việt-Vương Câu-Tiễn

65. — VIỆT-VƯƠNG CÂU-TIỄN.

Đời Xuân-Thu, Ngô, Việt tranh nhau, sau nước Ngô nhờ có Ngũ-Tử-Tư, nên diệt nước Việt và cầm tù vua Việt là Câu-Tiễn. Khi Câu-Tiễn tù bên Ngô, làm tên canh ngựa, ngày ngày vợ chồng phải quét dọn chuồng ngựa, có quan Tể-Tướng là Phạm-Lãi theo giúp việc quét dọn, tình cảnh rất nhục-nhằn, Mấy năm giời như vậy, một hôm vua Ngô ốm. Phạm-Lãi bói quẻ, biết vua Ngô ngày nào khỏi và ra coi triều được, sui vua Việt vào yết-kiến thăm bệnh, nếm dơ bẩn mà nói ngày khỏi. Vua Ngô cảm tình ấy, nghĩ rằng: đến con mình ăn ở cũng không được thế, lại khi khỏi đúng như ngày Việt-Vương nói, nên tin lòng mà tha Câu-Tiễn về Việt. Ngũ-Tử-Tư nghe tin vậy, vào dập đầu can vua, nói rằng: chớ nên tin, Câu-Tiễn tuy là dưới nếm dơ bẩn, song trên là định ăn tim nhà vua đó. Vua Ngô nhất định không nghe, rồi tha Câu-Tiễn về. Câu-Tiễn về được nước, đắp thành, luyện quân, dậy dân, nằm trên đống củi, nếm mật đắng, mùa nực ôm lò, mùa rét dội nước lã vào người, căm thù vua Ngô, không lúc nào quên; bàn kế cùng Tể-Tướng Phạm-Lãi và Thái-Sư Văn-Chủng, kén một người mỹ nữ, là Tây-Thi, đem cống vua Ngô, vua Ngô được Tây-Thi, coi như mình gặp tiên, đêm ngày chơi bời vung phá, lập lầu các sa-sỉ, nhân dân oán-thán, việc trong nước không sét đến. Bên Việt thái-sư Văn-Chủng lại bầy một độc kế là sang vay thóc bên Ngô, rồi năm sau lại dả đủ, nhưng trước khi giả đem luộc thóc rồi phơi khô đem dả, Vua Ngô thấy cho vay thóc sấu, nay giả đủ, mà thấy hạt thóc nào cũng to, cho là thóc tốt, mới phát cho dân để deo, nào ngờ đâu là thóc luộc rồi không lên, thế là dân Ngô chết đói mất mùa; bấy giờ bên Việt đã toan cất quân đánh, song còn e Ngũ-Tử-Tư bên Ngô là tướng tài, nên Thái-Sư Văn-Chủng lại sang Ngô đút lót với quan Tể-Tướng Ngô là Bá-Bí, lập kế dèm pha, đến nỗi Vua Ngô phải diết Ngũ-Tử-Tư, Văn-Chủng mới về, cất hết quân nước Việt đánh Ngô, có mấy ngày mà vua Ngô phải tự tử, Thái-tử tự sát, Thành Cô-Tô bị tàn phá, giang sơn Ngô tan-tành, mới kéo quân về, vua tôi yến ẩm vui mừng. Trong khi ăn yến, Phạm-Lãi thấy vua Ngô có dáng buồn, nghĩ rằng: mình dan-nan vất-vả bao lâu lo kế báo cừu, thế mà nay song việc, thì Tây-Thi là công nhất, mà không thấy vua phong, quần thần vui mừng mà vua lại buồn, là có ý chán bầy tôi, sét ra vua Ngô, mồm quạ, cổ cao, ấy là tướng cùng nhau chỉ ở lúc nguy được, mà không cùng nhau lúc thịnh được, vả lại sưa nay, thói đời thường thế, được chim bẻ ná, được thú mổ chó săn, âu là thân ta phải liệu. Tiệc song, nửa đêm đến dinh Văn-Chủng nói tình hình và dủ nên chốn đi, Văn-Chủng không nghe ở lại, Phạm-Lãi liền nửa đêm đem Tây-Thi xuống thuyền chèo ra Ngũ-Hồ đi mất, sau không ai biết là đi đâu, còn Văn-Chủng quả nhiên sau bị vua Việt kiếm tội diết, mới hối lại là không nghe lời Phạm-Lãi nên đành chịu chết.