Gia Long tẩu quốc/Hồi thứ ba

Văn thư lưu trữ mở Wikisource

HỒI THỨ BA

Giết tướng giặc đặng bức âm thơ,

Hứa nhơn duyên đền ơn cứu nạn.


Lưỡi kiếm anh hùng, răng người bạo ngược,
Non vu một giấc, giống ma tình hảm hại khách mê hồn
Biễn nghiệt ngàn trùng, con sóng sắc nhận chìm thuyền đãng tử.

Tướng giặc liền thối lui hai ba bước, và trợn mắt nhìn sững người ấy và hỏi rằng:

Ngươi là ai, mà dám cang dự vào đây, hãy nói cho ta biết hữ?

Người ấy nghiêm sắc mặt, và nói cách hằng chấn rằng:

— Ta là người thay mặt cho thần pháp luật, đến đây mà xữ cái tội ác dâm tàn bạo của ngươi chớ ai, ngươi làm một chức quan trưởng trong việc binh gia, mà chẵng bão hộ lương dân, giữ lòng công lý, lại đem thói tàn bạo dâm ô, mà hãm hiếp con nhà lương thiện, ngươi lại đồ mưu toán kế, vu cáo cho cha người gái nầy là ông Cử Khôi, ngày nay phải bị giam tra nơi khám đường, đặng người đến đây mà làm sự cường dâm hãm hiếp, lại còn mong lòng tàn nhẫn, hươi đao muốn giết người gái nầy, thật là ngoài mặt thì ngươi mang một cái lốt thể diện viên quan, mà trong ruột ngươi lại nuôi một tấm lòng lang dạ thú; cái cơ quan độc ác của ngươi, nay đã bại lộ ra rồi, ngươi không còn chối từ trốn tránh đâu đặng nói rồi phóng cây đao xuống đất một cái, lút hơn ba tất, và nói tiếp rằng:

— Cây đao khốn nạn nầy, cầm nó càng thêm nhơ tay, ta trả lại cho ngươi đó.

Tướng giặc thấy cây đao phóng xuống trước mặt, hoãn hồn nhãy trớ qua một bên, và trợn mắt lườm lườm, ngó người ấy không thèm chớp mí.

Cô Ngọc-Sương thấy vậy lấy làm lạ không biết người ấy là ai, rồi cũng đứng trân ngó sững.

Tướng giặc nầy tức thì thừa dịp, liền nhãy lại rút cây đao lên, rồi day qua đâm đùa người ấy.

Người ấy né qua một cái, thì đã rút cây đoản đao bên lưng ra, rồi đánh với tướng giặc một cách rất dữ dội, kẻ đâm ngang, người chém ngược, khi nhảy lại, lúc tràn qua, làm cho bàn ghế đều ngã lăng, tiếng gươm đụng nhau, nghe kêu rang rảng.

Tướng giặc yếu thế đánh không lại, vừa muốn lùi ra, thì một mũi đao đã đâm ngang vào ngực.

Tướng giặc nầy la lên một tiếng, rồi ríu ríu ngã xuống cái thích, cây đao của người ấy cũng còn để gâm trên ngực tướng giặc, chẵng thèm rút ra.

Tướng giặc nằm dưới đất, hai tay ôm lấy ngực một hồi, rồi ngó người ấy cười lên một tiếng lạt lẽo, vừa thở hào hển vừa nói ngặp ngừng rằng:

Ta, ta chẳng ngờ ngày nay ta phải chết, chết về tay ngươi, nhưng ta thú thật cùng ngươi, ta không hề than vang oán trách ngươi, mà cũng chẵng trách ai hết cã. Vì ta tự biết lấy ta, đã làm nhiều đều tội ác, thuở nay ta hại người giết chúng chẳng biết bao nhiêu, làm cho trời giận đất hờn, thế thì ngày nay trời muốn phạt ra, nên khiến cho gặp ngươi ấy là một sự nhãn tiền quã báo.

Vậy người hãy làm ơn lai đây đâm cho ta một mũi đao nửa đi, đặng thoát sanh giùm cho ta khỏi sự đau đớn khổ sở; nói rồi lấy tay chỉ trên ngực và bảo: Ngươi hãy lại đây, lại đây đâm thêm cho ta một đao, kẻo tội nghiệp lắm nầy.

Người kia nghe nói thì gặt đầu và bước tới hỏi rằng:

— À, ngày nay ngươi đả hồi tâm tỉnh ngộ cái tội ác của ngươi rồi sao? ngươi có vu cáo cho ông Cữ-Khôi là cha của người gái nầy như lời ta đã nói trước đó không?

— Ừ, có, có, y như lời ngươi nói đó, ta không chối đâu, ta khen cho ngươi biết đặng sự bí mật của ta, củng là giỏi lắm.

— Ngươi có viết thơ bảo quan phủ giam tra ông thân cô gái nầy không?

— Có, chính là ta viết thơ ấy chớ ai. Vậy ngươi hẩy đâm thêm cho ta một đao nữa đi, kẻo đau đớn khổ sở ta chịu không nổi; nói rồi ôm ngực lăng qua trở lại, xem rất thảm khổ là dường nào!

Người ấy thấy vậy liền bước lại rút lưỡi đao ra, tức thì trong ngực tướng giặc phung lên một vòi máu đỏ điều, rồi chảy ra lai láng, thì thấy sắc mặt tướng giặc liền đổi ra xanh lét như chàm, còn mắt thì nhướng lên nhướng xuống một hồi, dường như còn tiếc cái cảnh trần hoàng nầy mà ráng ngó lại một lần sao hết, và láp giáp trong miệng đều chi ít tiếng, rồi mới chịu thiêm thiếp một giấc im liềm, và ríu ríu hồn qui địa phủ.

Thi điếu Bùi-khắc-Phú rằng:

Cậy quyền ỹ thế bực cao sang,
Thấy sắc tham dâm muốn bốc càng,
Liệt-nử đả toan giồi tiết rạng,
Cường đồ khó nổi trổ mưu gian,
Ba sinh hết kể tình hi-vọng
Một kiếp thôi rồi thói ngược-ngang.
Nước giận trào gan người nghỉa sỉ
Ra tay giụt tắt lửa hung tàn.

Trong khi tướng giặc nầy là Bùi-khắc-Phú đương cơn hấp hối, bổng thấy ba người ở trước khách đường, rần rần chạy vô, và áp lại chém đùa người giết tướng giặc.

Người nầy liền rút đao cự lại, chẵng đầy một phút, thì đả giết luôn ba tên ấy chết hết.

Ba người nầy là người Thơ-ký với hai tên quân nhơn của tướng giặc, trong khi đương ở ngoài trước cửa ngỏ. Xảy nghe lụi đụi nơi phía sau nhà, bèn lật đật chạy vô, thấy chũ tướng bị giết, thì áp lại chém đùa, chẳng dè cả ba củng đều bị một tay người ấy mà táng mạng.

Người ấy liền bước lại lục soát áo quần, và trong mình tướng giặc, lấy đặng một phong thơ, thì nghĩ rằng: thơ nầy chắc là thơ mật sự chi đây, nên tướng giặc không đễ ở nhà, mà bõ theo trong túi, tức thì dỡ thơ ra xem thấy trong thơ có đóng một dấu ấn soái đỏ lòm, thì biết một cái thơ quang hệ về việc binh tình của giặc.

Trong thơ ấy nói như vầy:

« Bổn soái gởi mật thơ nầy cho quan Đốc-binh rỏ, nghe rằng bọn Nguyển-Ánh còn đương tàn tụ ở tại Cần-thơ, vậy Đốc-binh phải lập tức đem binh đến đó mà tập nả;

Ta còn đương dẹp đảng nghịch của chúng nó ở Vỉnh-long, nội ba ngày nữa, ta sẻ qua tới Cần-thơ, đặng hiệp binh cùng người mà diệt trừ bọn Nguyển-Ánh cho tuyệt. »

Tây-sơn đại nguyên-soái
ký tên: NGUYỄN HUỆ.

Người ấy đọc thơ rồi, sắc mặt có vẻ kinh nghi, và tự nghĩ rằng: sự nầy là sự rất quang-hệ, ta phải thông tin lập tức cho Đức Nguyển-Ánh hay, mà cũng may cho ta, giết đặng tướng nầy rồi, thì cũng bớt đi một mũi quân giặc, nghỉ rồi liền bỏ thơ vào túi, kế thấy cô Ngọc Sương lần lần bước lại và nói với người ấy rằng:

— Bẩm quới quan, tôi không biết quới quan ở đâu đến đây thình lình giết tướng giặc nầy mà cứu tôi trong cơn nguy cấp, thật tôi cảm đội ơn dày, xem dường tái tạo.

Vậy xin quới quan vui lòng tỏ cho tôi biết tôn tánh đai danh, ngỏ hầu ngày sau, tôi lo ơn đền nghỉa trả.

Người ấy nghe hỏi mấy lời thì vui sắc mặt mà đáp rằng:

— Cô nương muốn biết danh tánh của kẻ hạ sỉ nầy, xin cô làm ơn cho tôi mượn viết mực lại đây.

Cô Ngọc-Sương nghe nói liền vội vả lấy viết mực đem lại.

Người ấy bèn lấy bút nghiêng, rồi lại nơi vách viết ba hàng chữ lớn như vầy:

« Ta tên Châu-văn-Tiếp,[1] là tướng bộ hạ cũa Đức Nguyển-Ánh, và chính là người giết bọn Bùi-khắc-Phú mà cứu cha con Cử-Khôi bị chúng nó hảm hại. »

Châu-văn-Tiếp viết mấy hàng chử nầy, là có ý sợ quan viên tra khảo án mạng, mà làm liên lụy đến người vô cang, nên xưng tên mình ra cho khõi xóm làng mang hại.

Cô Ngọc-Sương thấy người xưng tên là Châu-văn-Tiếp thì ngạc nhiên và nói: bấy lâu tôi vẩn nghe danh quan nhơn là người nghĩa khí trượng phu, nay mới thấy tôn nhan, thật tôi rất hết lòng cảm phục, vậy nay quan nhơn đả giết tướng giặc nầy mà cứu tôi, nhưng cha tôi còn mắc nơi chốn khám đường, nếu chúng nó hay ra, thời e cho cha tôi không thế gì được toàn tánh mạng, vậy xin quan nhơn làm thế nào mà giải thoát cho cha tôi, thì công ơn của quan nhơn cứu tử hoàn sanh, cha con tôi sẽ kết cỏ ngậm vành, mà ghi vào lòng, tạc vào dạ.

Châu-văn-Tiếp nghe cô Ngọc-Sương nói vậy liền đáp lại cách tề tỉnh rằng: Xin cô chớ ngại, ông thân cô một chút nữa sẻ về tới đây, song tôi khuyên cô một đều là cô phải sấm sửa đồ hành trang, và thâu góp bạc tiền, rồi qua xứ khác mà đào nạn thì mới được.

Trong lúc Châu-văn-Tiếp đương đứng tại nhà nầy nói chuyện với cô Ngọc-Sương, thì đã có hai tên bộ hạ của người là Đội-Tam với Bếp-Lượng đến dinh quan Phủ, nhãy qua tường thành, rồi sẽ lén vào tới khám đường, ngó quanh bốn phía đều vắng vẽ

Đội-Tam bước lại nói với Bếp-Lượng rằng:

Chú mầy phải ở dưới nầy coi chừng mấy tên quân canh, để tôi nhảy lên nóc nhà đặng coi ông Cử-Khôi ở chổ nào rồi chúng ta sẽ tính, Bếp-Lượng nói: Thôi! anh để tôi nhãy lên nóc nhà cho, anh đứng dưới coi chừng, anh không cần gì nhọc sức. Đội-Tam nói: không được đâu, chú mầy cái thây to quá, nhãy lên thì chắc bể ngói gảy rui, xiêu nhà sập khám, để tôi nhãy lên mới được, chú mầy cứ việc con mắt cho lanh, coi chừng mấy thằng quân canh, nếu nó thấy thì chúng ta hư sự.

— Ừ được, anh cứ việc lên đi, nói rồi Bếp-Lượng nhãy lại đứng dựa vách khám, núp theo bóng tối mấy cây, dòm ra phía trước vọng đài và coi chừng bốn phía, còn Đội-Tam lên nóc khám đường, lần lần dỡ ngói dòm xuống, đặng kiếm ông Cử-Khôi, song trong khám tối thui, không thấy ai hết.

Đội-Tam liền lần ra mái hiên, bổng nghe tiếng ho trong khám, bèn thò đầu dòm xuống, thấy mấy lổ để thông-khí trên vách tường, tức thì móc chơn trên cây đà ngang dưới mái hiên, tòn ten như một con dơi quạ, rồi thòng đầu xuống, ngoãnh cổ lên, và lấy một cái đèn rọi trong túi áo ra, đút vào lổ vách tường mà rọi ngay vô khám.

Ông Cử Khôi đương ngồi trên sạp váng, tư tưởng việc nhà, không biết con ông là cô Ngọc-Sương có hay ông bị giam nơi khám nầy chăng? và không biết ở nhà có việc gì xãy đến nửa chăng? ông nhửng mảng thầm suy trộm nghỉ như vậy mà khắc lụn canh tàn, không hệ nhắm mắt.

Bổng thấy một yến sáng dọi vào, không biết đèn gì, ông bèn lẵng lặng để coi, kế thấy đèn ấy nhán qua thoản lại một cái rồi tắt, ông nghĩ thầm rằng: không lẻ quân trộm đến đây rình mò làm gì? cũng không lẽ ai tới thăm mình trong lúc canh khuya đêm vắng, lạ nầy, hay là mấy thằng quân canh sợ mình vượt ngục trốn đi, nên rọi đèn mà coi chừng cho biết, ông nghỉ vậy rồi ngồi lặng thinh.

Tên Đội-Tam ở trên mái nhà rọi đèn thấy ông, liền co giò nhảy ngay xuống đất nhẹ nhàn rồi lại nói nhỏ với tên Bếp-Lượng rằng:

— Ông Cử-Khôi ở trong căng khám nầy, nếu ta dở ngói cưa rui mà đem ông ra, thế thì khó lắm, vậy chúng ta phải đem ông ra ngả cửa khám mới được.

Bếp-Lượng lấy tay khoát khoát và nói rằng:

— Ngả cửa khám thì bị khóa chắc lắm, và sợ mấy tên quân canh đi tuần, dòm vô ngó thấy, chi bằng ta cưa rui đem ông ra mái sau, rồi thòng ông xuống đất, thì không ai thấy đặng.

Đội-Tam lắt đầu và nói rằng, không được, không được, vậy e bất tiện cho ông lắm, thôi chú cứ đứng núp ngoài bụi coi chừng, để tôi bẻ khóa cửa đem ông ra, rồi leo ngang vách thành phía sau mà xuống thì tiện việc; nói rồi day lại dặn Bếp-Lượng rằng:

— Chú mầy cứ việc coi chừng, cho lành, hể thấy ai thì lấy khẩu hiệu riêng làm gà gáy cho tôi biết.

Bếp Lượng nói: tôi làm gà gáy không được, thôi để tôi ra khẫu hiệu làm chó sủa hay là mèo ngao được không?

Đội Tam nói: chú mầy làm chó sủa không được đâu, vì tiếng chú mầy ồ ề lắm, sủa đây chắc người ta giựt mình mà thức dậy, ắt là hư việc không xong, thôi chú mầy cứ làm mèo ngao thì tiện hơn.

Bếp Lượng gặt đầu rồi lại núp dựa bụi cây, còn đội Tam lén lại cửa khám đặng mằn mò bẽ khóa, bổng nghe tiếng mèo ngao ngao ngoài bụi.

Đội Tam lật đật nhảy ra, chạy lại lũi vào bụi rậm, kế thấy một tên quân canh ngoài trước lưỡng thưỡng đi vô, vừa đi vừa đánh trống lung tung, lại thấy một tên đi sau nhịp sanh nghe kêu cắc cắc, rồi cả hai đều đi vòng qua phía kia, khi hai tên quân canh đi khỏi rồi, đội Tam liền bước vô mằn mò bẽ khóa.

Lúc bấy giờ ông Cữ-Khôi đương ngồi trong khám, sắc mặt thãm buồn, và mắt ngó châm châm ra cửa, một lát ông lại bắt đầu, một lát ông lại chắc lưởi, ta nha thiết xỉ, cứ lẫm bẫm than trách số mạng vận thời, chẵng biết họa đâu bay tới thình lình, đến tuổi nầy mà còn phải chịu lao tù khổ sỡ, ông đương cằn nhằn than thỉ, bổng nghe ngoài cửa có tiếng rọc rạch như tiếng ống khóa, một lát nghe kêu cái rắt, kế cánh cửa mỡ ra, thấy một người mặt đồ đen, tù đầu chí chơn, chẫm hẫm bước vô, bên lưng có dắc một cây đoãn đao, xem rất dị hình dị dạng.

Ông Cử-Khôi ngó sững mà chẵng biết ai, kế người ấy bước lại kê miệng vào tai, nói nhỏ với ông rằng:

— Chúng tôi đến đây cứu ông, xin ông hảy theo tôi cho mau đặng thoát ra khỏi ngục.

Ông Cữ-Khôi nghe nói thì hỏi rằng:

— Cậu ỡ đâu đến đây mà cứu tôi, xin nói cho lão rõ.

— Chúng tôi là kẽ bộ hạ của Châu-văn-Tiếp là tướng của đức Nguyển-Ánh.

Ông nghe liền gật đầu và nói: tôi hiểu, tôi hiểu, nói rồi liền theo người ấy đi ra.

Lúc bấy giờ mấy tên quân canh, đều ỡ canh giữ trước dinh, còn phía sau, thì quân lính ngủ hết.

Hai người bèn sẽ lén dắc ông Cữ-Khôi ẫn theo bóng đi ra tường sau, rồi đỡ ông lên mặt tường leo xuống.

Bổng nghe trống trên vọng đài đả điểm ba duồi và nhiệp sanh đánh nghe rắc rắc, thì biết đã tới canh ba rồi, lại thấy mấy tên quân canh, ỡ trước cọng đài, rão lại đi qua, tuần phòng nghiêm nhặc.

Khi hai tên kia, đem ông Cữ-Khôi ra khõi tường thành, rồi liền dắc ông đi thẵng về nhà một nước.

Cô Ngọc Sương thấy cha về nữa mừng nữa sợ, và chạy lại rưng rưng nước mắt mà nói rằng:

— Cha ôi! con tưỡng cha con mình đã lâm đại hại, mà phải tử biệt sanh ly nhau rồi, chẳng dè may nhờ có quan nhơn đây, cứu khỗn phò nguy cho mình, ngày nay cha con mới được trùng phùng hội diện, mà tại cớ sao cha bị giam, cha có rỏ chăng?

Ông Cử-Khôi nghe cô hỏi thì đáp rằng: quan Phủ nói người ta cáo cha theo phe Đức Nguyễn-Ánh, nên quan Phủ phải bắt mà giam tra.

— Cha ôi! thằng khốn nạn là Bùi-khắc-Phú nó vu cáo cha đó chớ ai, đặng nó đến đây mà hảm-hiếp con, may không thì con cũng chết về tay nó, nói rồi cô lại kễ các công chuyện ở nhà cô bị tướng giặc là Bùi-khắc-Phú, hãm-hiếp thế nào, và Châu-văn-Tiếp giết chết tướng giặc mà cứu cô và sai người đến khám đường cứu ông thế nào, đầu đuôi đều thuật lại một hồi cho ông nghe cặn kẻ.

Ông liền bước lại chào Châu-văn-Tiếp cách cung kính, và tõ nhiều lời cảm ơn rất thiết tha trân trọng.

Châu-văn-Tiếp cũng đáp lể lại, rồi nói với ông rằng:

— Tướng giặc Bùi-khắc-Phú nay tuy chết rồi, song le vi cánh nó còn đông, thế lực nó còn mạnh, vậy xin bác và cô nương phải mau mau kiếm nơi khác mà lánh đi, thì mới khõi bọn nó gây thù trả hận.

Ông Cử-Khôi nghe rồi liền gật đầu và nói rằng:

— Sự ấy xin để mặc tôi toan lo, quan nhơn chớ ngại, còn sự quan nhơn cứu cha con tôi, khõi tay quân hung gian tàn ngược ấy, thật tôi không biết lấy chi mà đền ơn đáp nghĩa cho xứng đáng, tôi chỉ mong rằng: nếu quan nhơn chẵng chê cha con tôi là bực thôn hương dân giả, côi cúc thật thà, thì tôi xin đưa con gái tôi cho quan nhơn, để hầu sữa trắp nưng khăn, gọi là đền chút công ơn tri ngộ, ước có được chăng?

Châu-văn-Tiếp nghe ông nói thì sững sờ rồi hõi rằng:

— Thưa bác, trong khi tôi núp nơi cánh cữa, tôi có nghe cô nương nói với tướng giặc rằng: cô nương là người đã có chồng rồi, sao bây giờ bác lại tính hứa hôn cùng tôi, như vậy chẵng là trái với lời cô nương đã nói đó chăng?

Ông Cữ-Khôi nghe hõi thì mĩn cười và đáp rằng: Số là quan nhơn chưa rõ, đễ tôi nói lại cho quan nhơn nghe, bỡi hôm nọ tướng giặc Bùi-khắc-Phú mượn mai nhơn đến nói con tôi, tôi biết nó là đứa mọt nước sâu dân, tham ô tàn bạo, nên tội phải kiếm cớ mà chối từ, kỳ thật tôi chưa hứa hôn con tôi cho nơi nào hết cả, chỉ có ngày nay hứa gả cho quan nhơn đó thôi.

Châu-văn-Tiếp nghe ông nói vậy, thì trầm tư nghĩ nghị một chút rồi đáp rằng:

— Tôi rất cãm ơn bác có lòng hạ cố, mà tính cho cô nương gá cuộc lương duyên cùng tôi, nhưng tôi nghĩ cho phận tôi ngày nay bốn biển không nhà, bèo mây trôi nổi, chưa biết đâu là quê quán gia cang, vì chúa tôi là đức Nguyển-Ánh còn đương lưu lạc phong trần, thế thì tôi phải ra sức tế khổn phò nguy, đặng lập chút công lao mà đền bồi nợ nước, còn như phận cô nương đây, chẵng may gặp cơn gia biến, bác lại chĩ có một mình cô là gái, thì để cho cô sớm hôm theo bác, giúp đỡ tay chơn, gọi rằng đền đáp ơn nhà trong cơn hoạn nạn.

Nếu nay tôi kết duyên cùng cô nương, thì cô chẵng lẻ bõ cha mà theo chồng, còn tôi chẵng lẽ bõ vua mà theo vợ, nếu cô nương đeo đuổi theo chồng, thì thành ra thất hiếu với cha, còn tôi bận biệu theo vợ, lại phải thất trung cùng chúa, thế thì cũng một đều rất khó cho tôi và cho cô nương lắm đa, vậy xin lổi cùng bác sự ấy tôi chưa dám nhứt định lẻ nào bây giờ, xin bác để cho tôi lo việc nước yên rồi, ngày sau sẻ tính tới việc nhà, cũng chẵng chi rằng muộn.

Ông Cữ-Khôi nghe Châu-văn-Tiếp bày tõ mấy lời rất đường đường chánh đáng, thì gặt đầu mà đáp rằng:

— Quan nhơn có lòng ưu quân ái quốc như vậy, tôi rất yêu mến kỉnh vì, nên tôi muốn tỏ chút tình nghỉa cùng quan nhơn, đặng mà đền ơn cứu nạn, song việc ấy chẵng phải tôi muốn tính gắp bây giờ đây đâu, mà quan nhơn phòng ngại. Vậy nếu quan nhơn bằng lòng thương tưởng đến con tôi, thì xin hứa chắc một lời, cho tôi đặng thỏa chút tình, còn việc hôn phối thì ngày sau sẻ tính củng được.

Châu-văn-Tiếp thấy ông có lòng quyến luyến, thì cũng đem dạ kính vì, liền chịu hứa cuộc nhơn duyên với con ông, nhưng để việc nước yên rồi, ngày sau sẻ vầy duyên cang lệ, đó rồi day lại thưa với ông rằng:

— Thưa bác, nay tôi có việc binh tình cẫn cắp, phải đi thông báo cho chúa tôi là đứa Nguyển-Ánh được hay, vậy tôi xin từ giả bác và cô nương, cầu xin bác và cô nương quới thể bình an, đặng mau mau tìm qua xứ khác mà thê ngụ. Nói rồi kêu hai tên bộ hạ bảo về thắng ba con ngựa đem lại cho mau.

Hai tên bộ hạ lãnh mạng ra đi, chẳng đầy một lát, đã thấy ngựa tới trước nhà, cô Ngọc-Sương lúc bấy giờ cũng bước ra trước ngỏ, đưa đi và tiểng biệt nhiều lời rất trân trọng mà nói rằng:

— Trước khi quan nhơn lên ngựa cầm cương, bôn ba việc nước, tôi chẵng có chi đưa tặng quan nhơn, tôi chỉ có một khối vàng-đá trong trái tiêm tôi đây, để cống hiến cho quan nhơn gọi là chút lòng kỷ niệm của gái nầy, đem ra mà tiển biệt nhau trong cơn nguy cấp.

Cái phận sự cũa quan nhơn đứng một chí khí nam nhi, gặp buổi nước ngặc nhà nghiên, thì phải ra đỡ vạt nưng thành, phò nguy tế khổn, tôi chẳng hề dám lấy cái thói nhi nử thường tình, mà cản trỡ anh hùng trên đường nghỉa vụ. Vậy tôi chỉ cầu xin cho quan nhơn được thân cường, thể kiện, mà xông pha giữa chốn mủi đạn đường tên, đó là một chổ danh dự của các đứng anh hùng, ngày sau sẻ được lưu truyền lịch sử. Ấy là một phận sự quan nhơn đối với nước nhà trong cơn bác loạn.

Còn phận tôi thì chĩ xin quan nhơn chớ quên rằng, hôm nay là ngày tôi đả đem cái thân phận của đứa gái đào thơ liểu yếu nầy, mà ký thác cho quan nhơn, và cắt một khúc ruột chung-tình nầy mà trao cho quan nhơn giữ lấy, tôi chỉ gìn một tấm lòng trực tiếc cùng quan nhơn trong khi vắng vẽ cô phòng, xiết bao là ngày trông tháng đợi; mong rằng: ngày kia sẻ được nước trị nhà yên, cho vợ đặng gặp chồng mà phối hiệp lương duyên, ngõ cùng nhau chung hưởng sự thái bình hạnh phước. Ấy là một chút tình hi-vọng của gái nầy xin đối phó cùng quan nhơn, và một tấm lòng trinh bạch nầy, xin chứng minh cùng trời đất vậy thôi.

Mấy lời của cô Ngọc-Sương tiển biệt, Châu-văn-Tiếp nghe rất thấm thía vào lòng, thì vội vả day lại trã lời rằng:

Những lời vàng tiếng ngọc của cô nương bày tỏ ra đây, làm cho tôi rất cãm động tâm tình, và in vào lòng chạm vào dạ, không bao giờ quên đặng.

Vậy tôi xin căng dặn cùng cô nương một đều, là cô nương phải lấy một tánh cang trường thiết thạch cho chắc chắn, cho vửng bền, đặng mà lo bão hộ nghiêm đường, và chống với sự gian nan cực khổ. Vì nghiêm đường thì đương lúc tuổi cao tác yếu, mà nhà lại cơn vận bỉ thời quai, tôi rất buồn thầm cho tôi, mắc tẩu bắc bôn nam, buộc ràng việc nước, đã không đặng chia bớt cái gánh trách nhậm gia đình nầy cùng cô, lại còn chất thêm cho một khối chung tình rất nặng nề vào lòng cô nữa.

Nhưng mà cái tấm lòng của tôi bôn ba vì nước, đối với tấm lòng cô báo bổ việc nhà, hai mối dây ấy vẩn cứ ràng buộc vấn vít trên mình chúng ta, không thế nào tránh đặng. Vì thế mà đôi ta ngày nay phải chia gánh chung tình nầy làm hai, nữa thì tôi ôm ẫm đem theo, nữa thì cô giử gìn mà cất lấy.

Tôi cũng cầu xin Hoàng-thiên Thượng-đế cho Nguyễn chúa mau được khôi phục sơn hà, và cho cô cùng tôi được sống trên cỏi thế giang nầy, thì ngày kia hai ta cũng được đoàn viên hội ngộ.

Nói rồi Châu-văn-Tiếp liền từ giả cô Ngọc-Sương và cho người dọn dẹp ghe thuyền đặng đưa ông và cô tiềm qua xứ khác mà trú ngụ, còn mình vội vã lên yên, giục ngựa buông cương, đi với hai tên bộ hạ, lước dặm băng ngàn, nhắm đường qua Cầnthơ thẵng tới.


   




Chú thích

  1. Châu-văn-Tiếp quê quán ở Phú-yên thuộc tỉnh Bình-định, nhơn lúc loạn tụ chúng ở núi Trà-lang-Sơn đem binh ra giúp Nguyễn-Vương.