Gia Long tẩu quốc/Hồi thứ hai mươi mốt

Văn thư lưu trữ mở Wikisource

HỒI THỨ HAI MƯƠI MỐT

Giữa truông vắng ra oai đánh cọp,

Lên đèo cao xúc cãnh ngâm thi.



Đó rồi các anh em kéo nhau lên gò, bàn soạn công việc một hồi, thì thấy phía đông đã hừng hừng bóng ác, rựng rựng chơn trời, Nguyễn-hửu-Thoại bèn biểu quân nhơn sắp sửa hành trang, và cho ngựa ăn uống, rồi cùng nhau đồng đi lên đường một lược.

Khi lên khỏi Tà-keo một đổi, thì cứ lần lần dọc theo núi Tượng (chaine de l'éléphant) thẵng tới, ngó ra hai bên chỉ thấy rừng cây mù mịt, đường sá quạnh hiu, chớn chở một dảy non xanh, chổ thì động đá, chổ thì khe tòng, nước chãy ro re, nghe như tiếng nhạc cung đờn, ai đem khãy chơi dưới suối.

Anh em Nguyễn-hửu-Thoại đi được chín mười dậm, thì ra tới ngã ba đại lộ, thấy hai ba người Cao-man, một người đàn ông, một người đàn bà, và một người con gái, đương ngồi bên đường, dường như có ý đợi chờ ai vậy.

Cao-phước-Trí có tánh hay lục lạo, và biết nói một ít tiếng Cao-man, liền bước lại trước mấy tên ấy mà hỏi rằng:

— Mấy đứa bây ngồi đây làm gì?

Tên Cao-man thấy hỏi thì đứng dậy đáp rằng:

— Chúng tôi đi về bên làng Ô-lắc, nhưng không dám đi, nên ngồi đây chờ có đông người, rồi sẻ kết đoàn mà đi một lược.

Cao-phước-Trí nghe nói lấy làm lạ, và hỏi tiếp rằng:

— Bởi cớ sao mà chúng bây phải chờ có đông người, mới dám đi? phải là chúng bây sợ quân cướp không?

— Chúng tôi không có bạc tiền trong lưng, không phải chúng tôi sợ quân cướp dực, mà chúng tôi rất sợ ông ăn thịt người ta đó mà.

— Ông nào ăn thịt người ta, mà ông ấy ở đâu?

— Chao ôi! tôi không dám nói tên, ông ấy ở đâu không biết, mà hay tới lui đường qua truông Đèo Ô-lắc, còn bà lại dử lắm, thuở nay ông với bà ăn thịt người ta chẳng biết bao nhiêu, nên chúng tôi phải đợi có đông người, rồi mới dám đi đường đó.

Cao-phước-Trí nghe nói quái gở, liền trợn mắt nheo mày, và hỏi lớn rằng:

— Mà ông đó bà đó hình trạng ra sao? mi không dám nói tên, thì mi nói hình trạng ra cho ta biết.

— Thưa cậu, ông ấy thì lông lá bạc trắng, còn bà thì mình mẫy vàng khè, mà có vằn đen đen cùng cã lưng cổ.

Cao-phước-Trí nghe nói thì biết liền, rồi hỏi lớn rằng: mi nói vậy, thì là con cop phải không?

Tên Cao-man nghe nói thì oãn hồn, thối lui lại một bước và nói lập bập rằng:

— Trời phật ôi! cậu nói tới tên ông, thì ông vật cậu chết.

Nguyễn-hửu-Thoại và Trần-xuân-Trạch gò cương ngừng ngựa, đứng ngó một hồi, mà không hiểu nói gì, chừng thấy tên Cao-man ra bộ sợ sệt, và nghe Cao-phước-Trí nói lớn tiếng rồi trợn mắt nheo mày, thì lấy làm lạ, liền kêu Cao-phước-Trí hỏi rằng:

Cao-hiền-đệ nói gì với tên Caoman đó vậy?

Cao-phước-Trí day lại cuoi ha hã và nói rằng:

— Thằng Caoman nầy nói ở gần đèo Ô-lắc có hai con cọp, một con long trắng, một con long vàng, thuở nay ăn thịt người ta chẵng biết bao nhiêu, nên chúng nó không dám đi, để chờ có đông người, mới dám đi ngang qua đó.

Nguyển-Hửu-Thoại nghe rồi, thì bão Cao-phước-Trí rằng:

— Thôi, chúng nó có sợ vậy, thì cho chúng nó đi theo cùng ta.

Cao-phước-Trí day lại nói với tên Caoman rằng:

— Thôi, chúng bây hảy đi theo anh em chúng ta, không sao đâu mà sợ.

Hai vợ chồng tên Cao-man nghe nói thì le lưởi ngó nhau rồi nói rằng:

— Mèn ôi! trời phật ôi! không được đâu, thường thường phải có ít nữa là hai ba mươi người mới dám qua truông ấy: bây giờ đây cả thảy không đầy mười người, mà mấy cậu thì cởi ngựa, còn chúng tôi thì đi chơn, nếu gặp ông-bạc bà vàng, thì chắc là nhai đầu vợ chồng chúng tôi hết cả.

Cao-phước-Trí mỉn cuoi và nói: không sao đâu mi đi theo ta, chúng ta có súng ống khí giới sẳn sàng, nếu gặp hắn thì chúng ta đánh cho, không sao mà sợ.

Tên Caoman ấy ngẩm nghĩ một chút rồi nói rằng:

— Thôi các cậu đi trước đi, để chúng tôi chờ người ta một lát nửa, roi sẽ đi sau cũng được.

Nguyển-Hữu-Thoại thấy nó không chịu đi, thì nói rằng:

Thôi, để anh em chúng ta đi cho mau, nếu nó đi theo thì chúng ta mất công chờ đợi, rồi trể nãi việc hành trình, nói rồi mấy anh em và ba đứa quân nhơn đều kéo nhau giục ngựa thẳng tới.

Đi dọc đàng Trần-Xuân-Trạch kêu Cao-phước-Trí mà nói chơi rằng: — Tội nghiệp cho ba tên Caoman khi nãy, nó cũng bà con một họ với chú mầy, tại chú mầy không chịu nhìn, nên chúng nó tưởng người lạ mà không dám đi cùng chú mầy một lược chớ gì.

Cao-phước-Trí nghe nói thì cười và đáp lại rằng:

— Thật bà con tôi rất đông mà lại rân rát lắm. Cao-hoài-Đức và Cao-tôn-Bão bên Tàu hồi xưa cũng là bà con cùng tôi, còn nói gì cả nước Caoman nầy hơn một triệu người, cũng là một họ cùng tôi hết cả, ấy vậy không phải tôi bà con đông đão lắm sao?

Trần-Xuân-Trạch day lại nói chơi rằng:

— Nếu vậy mấy thằng Caoman cướp ngựa hồi hôm đó, củng là bà con với chú mầy nữa sao! vì nó cũng họ Cao như chú mầy đó vậy.

Nói rồi cả mấy anh em đều cười rân trong đường rừng nghe thôi inh ỏi.

Nguyển-Hửu-Thoại nói: mấy anh em, khúc đường nầy ta xem núi non vắng vẽ, cây cối mịt mù, các anh em phãi giục ngựa chạy mau, và ghé mắt coi chừng hai bên rừng bụi, chẵng nên ơ hờ lơ lảng, mà ông bạc bà vàng nhảy ra thình lình, thì chúng ta không làm gì kịp.

Nguyển-Hửu-Thoại nói vừa dứt lời, bỗng nghe một luồn gió ở đâu ùng ùng thổi tới hơi khét mà vôi, ngó lại thấy hai con cọp rất to, một con vằn vện hàng khè, một con lòng lá trắng nõn, dường như hai vợ chồng của Chúa-Sơn-lâm đi thơ thẩn nơi mé rừng, mà nhàn du ngoạn cảnh.

Hai con cọp thấy mấy anh em Nguyển-Hửu-Thoại cởi ngựa đi tới, thì nhảy ra đứng chận giửa đường, bốn mắt long lanh. phóng xạ hào quang, ngó ra lườm lừom như bốn ngọn lữa đõ, rồi xừng lông dửng gáy, hã miêng nhăn nanh, bộ mặt hầm hầm, như muốn ra oai ăn tươi nuốt sống.

Nguyễn-Hửu-Thoại day lại nói với Trần-Xuân-Trạch và Cao-phước-Trí rằng:

— Hai con đại-trùng ác-thú nầy, coi thế muốn gây gổ hung hăng, vậy thì chúng ta phải xuống ngựa cho mau, mà đánh nó mới được, nói rồi ba anh em đồng nhảy xuống giao ngựa lại cho mấy tên quân giử coi, rồi Nguyển-Hữu-Thoại một tay rút gươm, một tay cầm búa, hai chơn thì đứng cách chữ đinh, còn hai mắt ngó cọp lườm lườm, không hề chớp mi.

Con cọp vàng thấy Nguyển-Hửu-Thoại xuống ngựa, tức thì nhãy lại, sè vấu nhăn nanh, hộc lên một tiếng dậy rừng, rồi a vào mà chụp. Nguyển-Hửu-Thoại liền tràn qua phía tã, hét lên một tiếng rất to, và huơi gươm đâm cọp mot cái, song con cọp lẹ như chớp nhán, ngọn gươm của Hửu-Thoại vừa tới, thì đã nhảy vọt qua phía kia, rồi lấy tay vớ Nguyển-Hửu-Thoại một cái ngang lưng, thì Hửu-Thoại đã tràn qua phía khác.

Kế con cọp lông trắng chờn vờn nhảy tới, Trần-Xuân-Trạch và Cao-phước-Trí nhãy ra tiếp đánh với cọp ấy một cách dữ dằn. Kẽ chận trước, người ngăn sau, kẻ đâm ngang, người chém ngược, cọp trắng ấy mắt chống cự với hai người nầy, nên không thế nhảy lại mà giùm giúp cọp vàng kia đặng.

Còn Nguyển-Hửu-Thoại một mình cự địch với cọp vàng rất hung hăng, cọp thì gầm hộc hầm hừ dậy cã đường rừng, Hữu-Thoại thì hét la nộ nạt inh ỏi.

Cọp vàng nầy chụp Nguyển-hửu-Thoại hai ba cái không trúng, thì giận đỗ thần hung, bèn dụm hai chưn trước, túm hai cẳng sau, và cúi đầu xuống đất, « thế nầy kêu là thế phục địa đằng không cũa mấy con cop dử » rồi hai cẳng sau búng ra, nhảy phóng lên một cái rất cao, quyết chụp trên đầu Hửu-Thoại mà vật xuống.

Nguyển-hửu-Thoại liền nhảy trái qua, rồi huơi gươm đâm ngang hông một gươm lũng vào tới ruột, cọp hộc lên một tiếng dội đất vang rừng, rồi lấy tay vấu Hửu-Thoại một cái đứt hết một ống quần, còn tay kia bạt cây guơm ra, và nhãy tới táp đại.

Nguvễn-hửu-Thoại liền nhảy ra đứng mà thủ thế.

Lúc bấy giờ cọp đã mệt, lại bị một thương ngang hông rất đau, liền nhãy vọt lên hòn đá mặt bằng, ở dựa bên đường, đứng thở pho pho đặng lấy hơi lại, hai mắt ngó Hữu-Thoại châm châm, và bên hông máu chãy ròng ròng xuống đá. Còn Hữu-Thoại đứng dưới đất thủ thế, mắt cũng ngó cọp lườm lườm, không dám chớp nháy chi hết, còn mình thì mồ hôi đổ xuống như tắm.

Nguyễn-hửu-Thoại chẳng dám xốc lên, mà cọp vàng cũng chẳng dám nhảy xuống, hai đàng chĩ có thũ thế đứng sửng nhìn nhau, một người thì xem tướng mạo mạnh mẻ như một vị Hộ pháp thiên thần, còn một cọp thì xem bộ tịch dữ dằn như một con Hà đông sư tử.

Cọp ấy tuy bị một mũi thương rất sâu, nhưng không chịu chạy, quyết liều sống chết ở lại mà báo thù, đó rồi sè mười vấu chơn ra nhọn vắt, như mười ngọn dao, và nhăn hai nanh ra chôm chỗm như hai lưỡi dáo, rồi co giò nhảy xuống chụp Hửu-Thoại một cái, đặng móc họng nhai xương mà trả thù

Hửu-Thoại thấy cọp nhảy xuống, quyết lừa thế đâm nó một gươm cho tuyệt mạng, nhưng sức cọp còn hung hăng, hễ gươm đâm qua thì bị cọp gạt ra, nên không trúng đặng.

Hửu-Thoại nghĩ rằng: nếu mình không lấy miếng độc thủ mà đánh cho trúng chổ nhược của nó, thì không thế gì giết chết nó đặng, nghĩ vậy rồi lần lần sụt lại, và lấy gươm đâm đùa một cái, cọp liền nhãy ra, Hửu-Thoại thừa dịp ấy nhảy phức lên hòn đá, đứng nghỉ xả hơi mà tay thì thũ thế, đặng chờ nó nhãy lên, sẽ dùng miếng độc thũ xáng nó một búa cho tuyệt mạng.

Còn cọp đứng dưới ngó lên lườm lườm, quyết nhảy chụp Hửu-Thoại mà nhai xương, bèn túm bốn cẵng lại phóng mình nhảy lên.

Hửu-Thoại liền trớ qua lẹ làn, rồi chuyển hết thần lực bình sanh, tay hửu đánh cọp ấy một búa trúng ngang bàng tang, còn tay tả huơi gươm thích ngang yết hầu một mũi rất mạnh, cọp ấy rống lên một tiếng dội cã và rừng, rồi nhào lăng xuống đất cái thịch, Hửu-Thoại nhãy xuống tiếp thêm một búa chính giửa kháp sanh, cọp ấy dảy dảy ít cái rồi chết liền, không còn cục cựa chi hết.

Trần-xuân-Trạch với Cao-phước-Trí nảy giờ cự với con cop bạc lông, cọp nầy tuy già mà sức còn mạnh lắm, cự với hai người ấy một cách rất hung hăng, lúc tràn qua, khi nhảy lại, lúc xốc tới khi nhãy lui, cọp thì gầm rống hự hẹ om sòm, người thì nộ nạt hét la in õi, như một trận giặc cọp hổn chiến với người ta, xem rất oanh oanh liệt liệt.

Khi Trần-xuân-Trạch thích nhằm cọp ấy một gươm trên mặt, thì cọp liền hộc lên vang rừng, và đập đuôi quức Trần-xuân-Trạch một cái, rồi nhảy phóc vào rừg mà chạy.

Hai anh em thấy cọp ấy đã nhãy vào rừng, thì chạy giông lại đặng tiếp cùng Hữu-Thoại, nhưng khi chạy tới thì thấy Hữu-Thoại đả giết chết cọp vàng đó rồi, cã ba anh em liền mừng rở và lấy làm đắc ý, rồi day lại kiếm ba tên quân nhơn với ba con ngựa của mình, song chẳng thấy chi hết.

Ba anh em lấy làm lạ, lật đật chạy ra mé rừng kia kiếm coi, thấy sáu con ngựa cột dựa mé rừng, còn ba tên quân nhơn, đứng một bên cầm cương nắm khớp mà tay rung bây bẩy.

Nguyển-hữu-Thoại với hai anh em chạy lại và hỏi rằng:

——Sao bây dắc ngựa đi đâu đàng nầy, làm cho tao kiếm cùng không thấy?

Một tên quân đứng lại bẩm rằng:

— Bẩm chủ tướng, khi ba chủ tướng đánh giặc, với cọp, bị cọp rống lên om sòm, nên mấy con ngựa nầy hoản kinh, rồi tuông nhau vụt chạy, chúng tôi gò cương trì lại, mà nó cũng nhãy ngược lôi đi, chừng hết nghe tiếng cọp gầm la, mới chịu dừng chơn đứng lại.

Thật là oai cọp rất dử dằn, hèn chi người ta cho nó là vua loài thú vật, anh em chúng tôi thấy nó chút nửa cũng phải đái són trong quần, còn mấy con ngựa thì đã hoãn vía kinh hồn, đến đỗi chạy thôi té cức.

Mấy anh em nghe nói đều tức cười, đó rồi dắc nhau trở lại chổ con cọp vàng bị thương mà chết đó.

Nguyễn-hửu-Thoại day lại nói với hai anh em kia rằng:

— Hổm rày anh em ta di đuờng rừng núi, đã chịu nhiều sự cực khổ đắng cay, thế thì ngày nay con cọp nay đến đây mà nạp thịt cho anh em ta đặng ăn chơi một bữa cho khoái khẩu, nói rồi, bão ba tên quân nhơn phân thây xẻ thịt con cọp ra, lấy hai khúc đùi, rồi đem lên một chổ thạch bàn gần đó, đốt lữa nướng trui mà ăn, và uống rượu cùng nhau thật là khoái khẫu.

Nguyễn-hửu-Thoại vừa ăn vừa nói với mấy anh em kia rằng:

Ở trong cái thế giới cạnh tranh nầy, bất luận là loại người hay là loại thú vật, hể mạnh thì ăn yếu, lớn thì hiếp nhỏ, giỏi thì được thắng, dở thì phải thua, ấy là một lẽ tự nhiên của hóa công tạo vật, nếu nó mạnh thì nó ăn thịt ta, còn ta mạnh thì ta ăn thịt nó, nói vừa dứt, bổng thấy một con bạch hổ trong bụi nhãy ra, hai mắt lườm lườm và chạy xốc lại, Nguyễn-hữu-Thoại và các anh em tức thì đứng dậy rút gươm, thì thấy con bạch hổ ấy nhãy lại cắn thây con cọp kia, tha tuốt vào rừng mà chạy, mấy anh em nhìn quã là con cọp đã gặp khi nãy, trên trán hảy còn mot vít máu đỏ lòm, thì hầm hầm muốn rược theo mà giết chết.

Nguyễn-hửu-Thoại cãn lại mà rằng:

— Ta xem con thú nầy là một con vật có tánh khôn ngoan, mà lại có tình biết thương nhau trong cơn tử sanh hoạn nạn, nó theo chúng ta đến dây, một là quyết báo oán trả thù, hai là tìm thây con bạn nó đặng tha về mà giấu, ấy là loại vật mà còn có tình nghỉa thương nhau, huống hồ loài người lẽ nào không bằng thú vật, vậy thì chúng ta chẳng nên rược theo hại nó làm chi. Các anh em nghe nói vậy, thì cũng cảm động lòng thương, rồi kéo nhau trở lại.

Khi ăn uống rồi các anh em đồng lên ngựa đi ngang qua một cái đèo núi rất cao, Nguyển-hửu-Thoại đương lúc xình xàng, ngừng ngựa đứng xem phong cảnh, ngó lên thay núi cao chớn chở, mây phủ là đà, thì xúc cãnh sanh tình, bèn ngâm chơi ít vận cho tiêu khiển, liền lấy gươm nhịp nhịp trên yên ngựa và ngâm một bài thi như vầy:

Nhạc suối ken ve giọng quyển huyền,
Đèo cao vọi vọi giống non tiên,
Sớm trưa đỏng đãnh mây giăng gọp,
Ngày tháng bơ vơ khách dựa triền,
Truông vắng cọp làm vua hổn-thế,
Rừng hoan khĩ múa gậy Tề-Thiên.
Ngàn mai đội liểu oanh ăn nói,
Thỏ thẻ chào ai mé thạch tuyền.

Trần-xuân-Trạch nghe Nguyễn-hửu-Thoại ngâm bài thi rất hay, mà nhứt là cặp luận, thì có ý vị thâm trầm hơn hết, bèn ngứa nghề nói với Cao-phước-Trí rằng:

— Nguyển-huynh đả xúc cảnh sanh tình, mà ngâm thi giải muộn như vậy, còn hai anh em mình thuở nay không tập luyện nghề làm thi, nhưng chẳng lẻ cứ nhiêm nhiễm lặng thinh, thì xem rất một thú. Vậy đễ tôi cũng học đòi ngâm chơi cho giãi muộn trong lúc hành trình, nói rồi tằng hắn một tiếng cho thông đàm, và uốn miệng sửa mồm, ngước cổ nhướng hầu lên, lấy tay vổ bép bép trên

bấp vế rồi rống tiếng ngâm rằng:

Đéo hỏa đèo cao dử vậy cà,
Tuông bờ lước bụi đã trầy da,
Nhai khô uống rượu là thường sự,
Ăn cọp ngâm thi mới lạ mà,

Cao-phước-Trí thấy vậy cũng muốn bắt chước ngâm chơi, nhưng mà cái nghề cầm gươm múa giáo, thì thuở nay vốn đã quen tay, còn nghề vịnh cú ngâm thi, thì vẩn chưa từng biết.

Trần-xuân-Trạch day lại nói với Cao-phước-Trí rằng:

— Chú mầy ráng nghĩ một ít câu gì ngâm chơi cho rậm đám, người ta giỏi thì làm thi ông thi bà, anh em mình dở thì làm thi con thi cháu, hay dở gì thây kệ, miễng có ngâm cho vui thì thôi.

Cao-phước-Trí nghe nói bèn ngẫm nghĩ một hồi, mà nghĩ không ra, bỗng đâu có một con chồn cáo vằng, thình lình trong bụi nhảy ra, ngồi dựa bên đường, anh ta ngó châm chĩ một hồi, rồi vổ tay bốp bốp mà nói rằng: được rồi, được rồi.

Nguyễn-Hữu-Thoại day lại hỏi rằng: Cao-hiền-dệ nói gì mà được rồi được rồi?

— Thưa hiền-huynh, tôi nghĩ một bài thi được rồi, để tôi ngâm cho hai anh nghe thử, nói rồi nhướng cổ hã miệng lấy hơi, và trợn mắt rùn vai, rống lên cái giọng ồ-ề như giọng ngổng đực mà ngâm rằng:

Con chi kỳ lạ giống con mèo,
Bộ mặt vùng vằn tợ mặt beo,
Nếu chẳng phải chồn thì loại khĩ,
Ũa, mà coi lại thật con cheo.

Ai nấy nghe rồi đều vổ tay bốp bốp mà cười rộ lên trong đường rừng om sòm, còn Cao-phước-Trí ngâm được thi rồi thì lấy làm đắc ý.