Hiếu Kinh diễn nghĩa/Chương 10

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Hiếu Kinh diễn nghĩa của không rõ, do Trương Minh Ký dịch
Kỷ hiếu hạnh
紀孝行章·第十

子曰:「孝子之事親也,居則致其敬,養則致其樂,病則致其 憂,喪則致其哀,祭則致其嚴,五者備矣,然後能事親。事親 者,居上不驕,爲下不亂,在醜不爭;居上而驕,則亡,爲下而 亂,則刑,在醜而爭,則兵。 三者不除,雖日用三牲之養,猶爲 不孝也。」

Kỷ hiếu hạnh chương đệ thập.

1, Tử viết: Hiếu tử chi sự thân dã; cư, tắc trí kỳ kính; dưởng, tắc trí kỳ lạc; bịnh, tắc trí kỳ ưu; tang, tắc trí kỳ ai; tế, tắc trí kỳ nghiêm. Ngủ giả bị hĩ; nhiên hậu năng sự thân. Sự thân giả, cư thượng, bất kiêu; vi hạ, bất loạn; tại xú, bất tranh. Cư thượng nhi kiêu, tắc vong; vi hạ nhi loạn, tắc hình; tại xú nhi tranh, tắc binh. Tam giả bất trừ; tuy nhựt dụng tam sanh chi dưởng, du vi bất hiếu dã.

Bài ghi lòng thảo nết tốt, thứ mười.

1. (Đức phu) tử rằng: Con thảo nó (phụng) sự cha mẹ vậy (thì) ở (nhà) thời nó hết lòng kính, nuôi (thì) nó hết lòng vui, có bịnh thời nó hết lòng lo, (để) tang thời nó hết lòng thương (xót), tế (tự) thời nó hết lòng nghiêm (trang). Năm đều ấy đủ vậy; vậy sau (mới) phụng sự được cha mẹ. Kẻ (thiệt lòng phụng) sự cha mẹ, (thì) ở trên (dân) chẳng (có lòng) kiêu (ngạo), làm (bực) dưới chẳng (rối) loạn; (ở) tại (chỗ) đông (đảo) chẳng (kình chống) tranh (đua). (Vì) ở trên mà kiêu thì mất, làm (vai) dưới mà loạn (thì bị) hình (phạt), ở chỗ đông mà dành (xé) thì bị binh (đao thương tích.) Ba (đều) ấy chẳng trừ (bỏ, thì) dầu (mỗi) ngày dùng nuôi (cha mẹ) ba con sanh (là trâu, dê, heo) thì cũng còn kêu là chẳng thảo vậy.


Đức phu tử nói như vầy:
hể là con thảo thường ngày thờ thân.
Ở nhà kính mến ân cần,
nuôi thì vui vẽ, bịnh toan ưu sầu.
Tang thì cảm mến buồn rầu,
tế thì nghiêm chính trước sau thiềng lòng.
Năm điều cho đủ cho xong,
vậy sau mới đặng vuông tròn sự thân.
Kẻ thờ cha mẹ ân cần,
trên không kiêu ngạo, dưới chăng trái loàn.
Ở theo với xóm với làng,
cứ vui êm thấm, chẳng toan trành tròn.
Ở trên kiêu ngạo chẳng còn,
dưới mà nghịch loạn thì vương luật hình.
Làm dân hay chống hay kình,
giết nhau có thuở, hại mình có khi.
Ba điều ấy chẳng trừ đi,
tam sinh cấp dưởng, thảo ni chẳng bằng.