Luân lý giáo khoa thư - Lớp Sơ đẳng/I/13
13. — Bổn phận người trong họ ăn-ở với nhau.
Trong một họ, dẫu có chi nọ chi kia, nhưng cùng một ông tổ, cùng khí-huyết với nhau, khác nào như một cây to có nhiều cành[1], mà vẫn nguyên một gốc. Bởi vậy, những người trong một họ, nên phải thân yêu nhau, giúp đỡ lẫn nhau và cần nhất là phải nhường nhịn nhau để cho được sum-họp vui-vẻ.
Xưa nay các vua chúa vẫn lấy sự hòa-thuận trong nhà làm trọng. Vậy nên vua Tự-Đức có dụ rằng: phàm nhà nào anh em họ-hàng ở với nhau được hòa mục, thì hằng năm quan sở-tại phải làm sớ tâu lên để nhà vua ban thưởng.
Tiểu dẫn. — Chín đời ở với nhau.
Nhà ông Trương-Công-Nghệ đời xưa, họ-hàng chín đời còn
ở lẫn với nhau rất là hòa thuận. Vua nghe thấy vậy, lấy làm lạ,
Trương-Công-Nghệ dâng trăm chữ « nhẫn ».
một hôm ngự giá đến chơi nhà, hỏi rằng: « Cớ sao anh em họ-hàng nhà ngươi cư-xử với nhau được hòa-thuận như thế? » Ông Trương-Công-Nghệ viết một trăm chữ « nhẫn » dâng lên vua coi.
Vua khen là phải, và thưởng cho mấy tấm lụa.
Thế mới biết chữ nhẫn là quí. Người trong một họ có nhường nhịn lẫn nhau, thì mới được đoàn-tụ vui-vẻ.
Câu hỏi. — Người trong một họ, ví như cái gì? — Người trong một họ phải ăn ở với nhau làm sao? — Kể lại chuyện ông Trương-Công-Nghệ.
Cách-ngôn. — Họ chín đời còn hơn người dưng.
- ▲ nhánh