Luân lý giáo khoa thư - Lớp Sơ đẳng/II/31
CHƯƠNG THỨ TÁM
LỄ HÔN. — LỄ TANG
1. — Lễ hôn.
Lễ hôn là lễ dựng vợ gả chồng. Cứ theo như luân-lý và văn-hóa riêng ở Á-đông ta, thì sự hôn-nhân là gốc rễ cho gia-đình, xã-hội, vì có vợ chồng mới có cha con, có cha con mới có vua tôi, có anh em, có bè-bạn. Vì lễ cưới có cái ý sâu-xa như vậy, cho nên cổ-nhân cho là một cái lễ rất trọng trong đời người.
Lễ hôn kể ra thì phải có sáu lễ như sau này: lễ Nạp-thái tức là lễ dạm; lễ Vấn-danh tức là ăn hỏi; lễ Nạp-cát tức là trao lời ưng thuận; lễ Nạp-trưng hay Nạp-tệ là lễ đưa phẩm-vật để làm chứng về sự hết hôn; lễ Thỉnh-kỳ là lễ xin cho đính giờ làm lễ hôn; lễ Thân-nghinh tức là rước dâu.
Khi con trai đã lớn, độ mười-tám, hai-mươi tuổi thì cha mẹ dòm nom (nhắm xem)[1] nhà ai có con gái xứng đáng để hỏi cho con và xem đôi tuổi không xung-khắc nhau mới mượn người mối-lái. Mối lại nói với cha mẹ người con gái bằng lòng gả, rồi mới đem trầu cau đến dạm.
Toát yếu. — Lễ hôn là lễ dựng vợ gả chồng cho con. Lễ hôn
Đám cưới.
là gốc của phong-hóa xã-hội ở Á-đông ta. Lễ hôn thì ngày trước
có đủ sáu lễ, nhưng bây giờ thì giảm đi còn có ba, là lễ dạm, lễ
ăn-hỏi và lễ cưới.
Câu hỏi. — Lễ hôn là gì? — Lễ hôn trước có mấy lễ? — Hiện bây giờ còn mấy lễ?
- ▲ coi