Bước tới nội dung

Nam Phong tạp chí/Quyển I/Số 1/Tạp-trở/Độc-thư tạp-ký

Văn thư lưu trữ mở Wikisource

ĐỘC-THƯ TẠP-KÝ

Trong khi đọc sách, gập được cái tư-tưởng nào mới lạ, nhời nghị-luận nào sác-đáng, đoạn văn-chương nào kỳ-thú, hoặc nhận được câu nào có ý-vị, chữ nào có tinh-thần, nhời nào nói minh-thiết, thường hay biên chép lấy để ghi nhớ về sau. Tựa hồ như vào chơi cái vườn hoa, lúc ra về hái mấy bông cầm tay, để vừa đi vừa hưởng cái hương thơm thừa vậy. Nhưng về đến nhà thường bỏ bông hoa héo trên góc bàn mà không nhìn đến nữa. Có khi tình-cờ mở đến tập biên chép cũ, thấy biên đã đầy, mà nhời nọ câu kia hỗn tạp, như cái cánh hoa tàn gập trong tờ giấy, ngửi đến còn hơi phảng-phất cái hương-vị khi xưa. Trông cái hoa khô chạnh nhớ đến cây cũ cảnh xưa, trong lòng có cái cảm-tình vô-hạn. Bởi vậy lục ra lấy ít nhiều câu, không có thứ-tự gì, không có liên-tiếp gì, tả-tơi như cánh hoa tàn, dịch ra đây để cung một phần vào mục « Tạp-trở ».

Ph. Q.


Dịch tiếng nước ngoài

Học một tiếng nước ngoài, càng học sâu thì càng thấy không thể nào dịch cho đúng được những nhời thơ văn bằng tiếng nước ấy. Bấy giờ mới biết phàm tiếng nói có cái phần đặc-biệt, cái phần tinh-hoa là không truyển-dịch sang tiếng khác cho đúng được. Tiếng nói cũng tức như những cái vòng tròn, đem trồng lên nhau thì được, nhưng không có cái vòng nào là bằng cái vòng nào, không cái nào là cùng một trung-tâm, cùng một khẩu-kính như nhau vậy. (Erwin ROHDE)

Bản-năng (instinct) cùng lý-tính (raison)

« Cái phép thiên-nhiên, cái phép yếu-tất là bao giờ người ta bắt đầu hành-động cũng là theo cái bản-năng trước. Nhưng cái phép thiên-nhiên, cái phép yếu-tất ấy nó cũng khiến cho có ngày người ta suy-nghĩ đến sự hành-động của mình, thấy cái bản-năng có ứng-hợp với cái lý-tính thì bấy giờ mới chịu theo đuổi nữa, không thì thôi. (Emile BOUTROUX)

Cái nghị-lực (énergie)

Cái nghị-lực mới là cái sức mạnh thực. Cái nghị-lực ấy hoặc vốn có trong người, hoặc chung-đúc mới thành. Người ta lúc sắp làm một việc gì thì phải thu-thập cái sức-lực của mình. Nếu làm ngay lập-tức thì chỉ dùng đến cái sức tự-nhiên. Nhưng nếu cứ sắp sửa làm một việc, sẵn sàng để hạ-thủ làm mà vẫn chưa làm, thì phải tích thêm sức mãi, cái nhiệt-độ càng tăng thêm lên, khác nào như người đốt máy, đốt mãi, cái hơi nước nóng quá mà không thể phát-tiết ra được thì nó mạnh thêm lên vô cùng vậy. Người nóng-nẩy hăng-hái quá thì có bao nhiêu sức tiêu dùng đi bấy nhiêu, tuy cường-bạo mà cái nghị-lực không có mấy. Người nào muốn thực mạnh thì phải rè sức mình, không có gập lúc

nào tiêu-dùng lúc ấy, nhưng phải thu-thập chung-đúc lại, đợi đến cái dịp phải hạ thủ làm thì mới phát ra, bấy giờ cái nghị-lực đã càng phải cầm-giữ bao nhiêu càng mạnh thêm lên bấy nhiêu. Bới thế mà lắm người vốn yếu mà có cái nghị-lực mạnh hơn là người vốn mạnh. (Dr F. FRÉBAULT).

Cái xấu dễ truyền nhiễm

Không cái gì dễ truyền nhiễm bằng cái xấu. Cái xấu nó phát-hiện ra trong một xã-hội còn thuần-phác, thì cái cảm-lực nó còn mạnh hơn nhiều là cái thuần-phác trong một xã-hội đã phóng-túng, vì những xã-hội phóng-túng, vì những xã-hội phóng-túng tựa-hồ như đã cạn hết cái thú thuần-phác rồi, mà những xã-hội thuần-phát thì mới được biết cái phóng-túng tưởng như một cái sướng xưa nay chưa được hưởng ba giờ. Vậy thì không có nhẽ rằng những xã-hội còn thuần-phác cảm-hóa được những xã-hội đã phóng-túng, khiến cho lại phục-hồi được cái thuần-phác cũ, nhưng chắc rằng những sự hoài-nghi, sự dâm-dục, sự bại-hoại của những xã-hội đã phóng túng tất dần-dần tiêm-nhiễm vào mà làm hư-hại những xã-hội còn thuần-phác, tự mình chưa biết những cái ác-vị ấy. Cái ác-vị ấy rồi từ đất thành cái món đứng đầu trong sự chao-đổi hai xã-hội với nhau. Tài-sản di-dịch đi, học-thuyết suy-tàn đi, duy có cái tật xấu là vẫn còn lại. Ham cái tài-sản thì phải là người doanh-nghiệp, mê sự học-vấn thì phải là người tư-tưởng ; say-đắm những thói ô-dâm, thì chỉ làm người là đủ. Bới thế cho nên các chủng-tộc càng thâm-nhập nhau lắm thì càng mất cái bản-tính thuần-phác đi, mà gây thành một cái vốn chung những thói ô-uế học tập ở khắp mọi nơi. (Etienne LAMY).

Làm văn cùng làm thơ

Cái phép làm thơ cũng chẳng khác gì phép làm văn. Người làm văn hay tất phải đã đọc sách thâm thì xét đạo mới minh, dùng tài mới rộng, quan sự-biến mới tường, hiểu nhân-tình mới suốt. Bấy giờ mới cất bút làm văn, thì cái văn-chương ấy bao-hàm cả sự-vật, thông-quán cả cổ-kim. Phép làm thơ cũng thế mà thôi. Tôi chưa từng thấy người nào có đọc sách mà không làm thơ được ; tôi chưa từng thấy người nào không đọc sách mà làm thơ được. Người đời không cầu cái thơ ở trong sự đọc sách, mà cầu cái thơ ở thơ, thì cái thơ ấy hay sao được ? (Ông Đái Cát-phu nhà Thanh).

Người có chí hay không gập thời

Tôi thường tự than cái thế-đạo thật là tệ, không muốn cho người có chí sống ở đời. Ví có một giống tơ-hao không giống với thế-tục, thì tất phải chịu mộ tơ-hao khốn-triết. Càng không giống với thế-tục nhiều bao nhiêu thì lại càng phải chịu khốn-triết bấy nhiêu. Đến như những kẻ cực hôn-dung thì cái sung-sướng cũng được cực phần sung-sướng. Ví có một tơ-hao hôn-dung thì cũng được hưởng một tơ-hao hạnh-phúc. Cái đạo giời biến đổi như thế ; không sao giải được vậy. (Đái Cát-phu).