Bước tới nội dung

Người mù với người đau bại

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Truyện Phansa diễn ra quốc ngữ  (1886)  của Jean de La Fontaine, do Trương Minh Ký dịch
Người mù với người đau bại

Ta hãy giúp nhau, thì sự nặng nề các việc khốn khó mới ra nhẹ nhàng hơn; các đều lành ta làm cho kẻ đồng loại, thế cho việc giữ ta chịu thì là một sự làm bớt dầu. Đức Khổng tử đã có dạy; ta hãy theo đạo người. Khi giảng đạo dân Tàu, thì người có thuật chuyện nầy: trong một cái thành ở bên Phương đông có hai người khốn khó; một người đau bại, một người thì mù, lại cả hai nghèo hết; hai người nầy xin cùng trời cho chết đi cho rồi đời. Song le lời kêu rêu ấy thì vô ích, chết không được. Người đau bại nằm trên một cái sập ở ngoài đàng, đau đớn không ai thương xót; càng đau đớn nặng hơn. Người mù chẳng kỳ ai, chẳng nệ việc chi cũng làm hại được thì chẳng có người dắt, chẳng có kẻ đỡ, cũng chẳng có con chó nào thương đặng mà dắt.

Bữa kia, thời may khiến người mù lò mò, đi qua một cái đàng kia, lại gần chỗ người đau bại nằm; nghe tiếng than van, bắt động lòng. Duy kẻ đồng khốn khó mới biết thương xót nhau. Người mù nói với người kia rằng: “Tôi có tật, anh có bịnh: ta hiệp nó lại thì mới bớt đau đớn cho.” — Người đau bại rằng: “Thảm thay! Anh không biết là tôi nói đi một bước là chẳng được; bổn thân anh không thấy chi hết: ấy ích chi mà hiệp cái tật anh với bịnh tôi lại?” — Người mù đáp rằng: “Ích chi? Nầy: hai ta đều có cái hay cho nhau, tôi có chân, anh có mắt. tôi cỏng anh, anh chỉ đàng cho tôi đi: mắt anh dẫn lấy cái bước tôi không thấy, còn chân tôi anh muốn đi đâu, nó bèn đi đó. Vậy, cái nghĩa đôi ta chẳng lẽ định ai có ích hơn ai, tôi đi bước thế cho anh, anh coi thấy thế cho tôi.