Bước tới nội dung

Phật giáo/Phụ lục III

Văn thư lưu trữ mở Wikisource


III

NGHĨA TIẾNG KIẾP
TRONG PHẬT-GIÁO

Kiếp là tiếng gọi tắt tiếng Kiếp-ba dịch theo âm tiếng phạn Kalpa để chỉ cái số lượng thời-gian của một hiện-tượng đã phát-sinh ra ở trong thế-gian.

Kiếp có ba thứ là: đại-kiếp, trung-kiếptiểu-kiếp.

Mỗi một đại-kiếp có bốn trung-kiếp là . thành-kiếp, trụ-kiếp, hoại-kiếpkhông-kiếp. Theo cái nghĩa trong các kinh, thì một đại-kiếp là một thời-gian sinh-tồn của một thế-giới. Vì ở trong vũ-trụ có vô số thế-giới, mà thế-giới nào cũng khởi đầu bằng một thời-kỳ cấu-tạo, rồi đến thời-kỳ thành-lập, rồi đến thời-kỳ suy-hoại, sau cùng đến thời-kỳ hư-không. Hết thế-giới này lại đến thế-giới khác, cứ biến-hóa mãi như thế, không bao giờ hết hẳn[1].

Một đại-kiếp tính theo số năm của ta, thì lâu độ chừng một ngàn ba trăm triệu năm. Một trung-kiếp lâu độ chừng ba trăm ba-mươi-lăm triệu năm. Một tiểu-kiếp lâu độ chừng hơn mười-sáu triệu năm.

Một trung-kiếp có 20 tiểu-kiếp. Cái thế-gian của ta bây giờ ở vào một tiểu-kiếp gọi là Hiền-kiếp trong trụ-kiếp hiện-tại.

Kinh nhà Phật nói rằng trong không-gian có ba giới là: dục-giới, sắc-giớivô-sắc-giới, gồm cả ba giới gọi là Tam thiên đại thiên thế-giới. Thế-giới nào cũng có trời đất và vạn vật của thế-giới ấy, và cũng có Phật giáng-sinh để thuyết pháp độ chúng.

  1. Xem sách PHẬT LỤC, mục thứ IV, nói về thế-giới và thế-gian (TÂN VIỆT xuất-bản).