Bước tới nội dung

Trang:Buc thu ngo cung quan Tong truong thuoc dia.pdf/18

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
16
bức thư ngỏ cùng
 

ta mà đừng có khinh nhờn bỉ bạc, hoặc ngờ vực nén đè đến nỗi mất thể thống quan-quyền, khiến cho người ta sinh lòng chán nản; được vậy tất ai cũng vui lòng hởi giạ làm việc tốt việc hay. Hễ quan hay thì dân trị, nhân dân trong xứ này sẽ nhờ thế mà việc hại đều trừ, việc lợi đều hưng, cái hạnh phúc sung sướng thái bình không còn phải nói nữa. Dân sung-sướng thái bình cả thì ai tài thánh mà dụ dỗ được nó theo làm loạn bao giờ.

3· Về việc bảo-trợ bình dân, dự phòng cái họa xung đột tư-bản với lao động thì xin phải làm lại cái chế độ kinh tế của Đông-Phương cũ, bỏ hẳn các luật lệ không hợp thổ nghi dân tính của nước Nam chúng tôi như luật cho bao khẩn ruộng đất, luật cho chú sách thương tiêu, lệ phát bằng chuyên lợi cho các công-nghệ-phẩm, lệ cho lĩnh-trưng những việc mua bán lớn và thừa biện những việc công tác lớn của ChínhP-hủ, lệ cho phép làm những việc mưu lợi độc-quyền, như mở nhà máy điện, đặt đường xe hỏa, chở tàu đò, đốn rừng cây v. v. về nghề nông phải cho nông dân được tự do khai phá thành điền nạp thuế từ mười mãu trở xuống mà thôi; còn những nơi ruộng đất hoang nhàn thì phải do chính-phủ trù làm cái kế hoạch di dân ập ấp mỗi khu; ruộng đất to rộng chừng bốn, năm trăm mẫu thì trù hẳn một số tiền đủ khai khẩn khu đó cho những dân ở nơi đinh đa điền thiểu đi đến làm ăn; mùa đầu Chính-Phủ cấp cho lương ăn, cho ngưu canh điền khí, cho giống má, cấp dần cho nó khai khẩn mấy mãu tùy lực nó, hạn phải trả số tiền vốn lại cho Chính-Phủ làm mười năm; lập thành một ấp có tổng lý tuần đoàn cai quản, cũng như làng cựu ở trung-châu; khu khác cũng vậy; dần dần di hết những dân ở nơi đinh đa điền thiểu, khai khẩn hết những ruộng đất hoang nhàn, lập thành thêm bao nhiêu ấp, bao nhiêu tổng, bao nhiêu huyện không chừng, dân nghèo đều có chỗ làm ăn, mà Chính-Phủ mỗi năm thêm thuế má bao nhiêu vào công quĩ. Về nghề công phải tính cho các nhà công nghệ được tự do chế-tạo càng ngày thêm khéo thêm tinh, hoặc Chính-Phủ đặt ra các cách khích khuyến bổ trợ nghề công thì phải xét kỹ thật người thợ chế tạo được thứ công nghệ ấy tình xảo hơn người mà khen thưởng và giúp đỡ cho đích thân người thợ, chứ đừng hớ mà để cho những kẻ cướp nghề của người thợ được lạm ơn trên; còn đến các công xưởng, tùy công lực ít nhiều mà phát tiền lương tiền thưởng; người thợ khéo được yên sở làm ăn, cứ việc ra sức làm một