Trang:Canh hoa diem tuyet.pdf/51

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 47 —

ngày hai bữa, lại ở nhà ro ró, không có lẽ lúc nào cũng vợ chồng bám chặt lấy nhau, cũng có lúc phải mua vui cảnh ngoài, chơi bời hát sướng cho thơ thái tinh-thần chứ!

Chàng vốn cùng ông ăn bận áo sa-tanh là Trần-Quân, cùng người ăn mặc quần áo tây là Mỗ-sinh là ba người bạn đồng học thuở nhỏ, cho nên tình anh em đi lại chơi bời thân thiết lắm. Trần-Quân cũng có cửa hàng buôn to bán lớn, nên kể cũng là một nhà phú-gia ở đất Hà-thành, cách chơi bời thạo lắm. Chàng vốn ưa chốn Hồng-lâu, cho nên một hôm đã cố kéo Bùi-sinh cùng đi mấy mình. Bùi-sinh vốn xưa nay chưa hề ra khỏi nhà, nay được bước chân vào một chốn chơi bời phong nhã thế này, lẽ nào chẳng hám chẳng mê, thật là mừng như chim sổ lòng, lại được bay liệng tự do trên chốn trời rộng mênh mông.....

Từ đấy đã biết cái thú sóm Bình-Khang là thế nào, cho nên lăm le nhiều lần đã muốn đi, như lại bị Hà-Thị rữ riết nên không được đi đến đâu......

Một hôm Hà-Thị có việc phải về quê nhà, liền giao thìa khóa hòm tủ cho chàng và rặn chàng rằng:

« Tôi có việc phải về quê mấy hôm, thì cậu ở nhà, trông cửa ngõ, bảo ban chúng nó coi sóc cho cẩn thận, kẻo độ này trộm cắp nhiều lắm, sểnh ra thì mất đồ mất đạc ngay. Vậy cậu nên dữ dìn, tiền trợ búa tôi xin giao cả cho người nhà nó dữ, nó mua bán còn thừa bao nhiêu, tôi về nó sẽ tính mấy tôi, còn cậu có cần phải tiêu pha việc gì, thì cứ mở tủ mà lấy tiền, thìa khóa tôi giao cho đấy. »

Bùi-Sinh nghe vợ nói phải đi những mấy hôm mới về, thì bụng mừng rỡ lắm, vì không có ai ngăn cấm mình nữa, bèn cho người mời Trần-Quân và Mỗ-Sinh đến nhà đánh chén. Trong lúc ba anh em đương chén tạc chén thù, thì Trần-Quân gợi lên nói:

« Tôi nghĩ như anh em mình giời cho có của, có con gia-tư cũng khá, đồng tiền cũng rư rật, thế mà không nhân lúc này chơi bời cho phỉ chí thì cũng là uổng lắm. Vậy hôm nay đông đủ, ta kéo nhau lên hàng giấy, tôi nghe nhà số..... mới có một cô-đầu người rất phong-nhã, lại con nhà trâm-anh, thi-thư giỏi, ta thử đến đó xem sao! »