vững bền, giá trị người lao-động nước ta chắc cũng có một ngày lừng-lẩy tiếng tăm cùng thế-giới! Tục ngữ có câu: « Trăm năm bia đá cũng mòn, ngàn năm bia miệng hãy còn trơ trơ. »
Người nước ta nếu biết tham danh thì không gì đáng tham hơn thế nữa! Vậy nên trong bài thuốc tự-lập lại phải gia vào một vị như sau hầy:
Vai thực-nghiệp một gánh càng nặng càng hay.
Chữa chứng bệnh “ái quốc giả”
Chứng bệnh hay giả-dối là chứng bệnh chung của người nước ta, mà ở trong chứng bệnh đó lại có một chứng đặt biệt là chứng ái-quốc giả. Gần mấy năm nay, cuộc Âu-châu củ vừa xong mà cuộc “thế-giới đại-chiến” mới đã toan gây mối, chủ nghĩa quốc-gia toan hành trướng đến cực điểm. Người nước ta bây giờ ngoài thì bị làng sóng thế-giới xô đẩy mà ngũ không thế nào yên; trong thì bị giây sắt cường-quyền trói đau, mà sống không thế nào khoẻ. Lúc bây giờ những thiếu-niên với phường học mới, cho đến những người ngũ say quá độ, mới đánh thột ở trong giấc chiêm bao, thấy con em mà đau đớn cho kiếp ngựa thân trâu, trông non sông mà ngậm ngùi những mây sầu gió thảm.
Tiếng hai chữ “ái-quốc" mới vẳng vẳng ở bên tai người ta, hồn ái-quốc tuy còn dở tỉnh dở say, mà bóng “ái-quốc” nữa mờ nữa tỏ; nào là đám truy-điệu, nào là tiệc hoang-nghênh, nào là kỷ-niệm anh-hùng, nào là sùng-bái chí-sĩ, chuông dồn trống dục, nam hát bắc hò, xem ở trong một đám lúc nhúc nhúc nhao nhao, cũng đã có mấy phần người biết quyền mất nước, biết quyền nước đã mất thì tính mạng không còn, biết hồn nước có về thì gian san mới