sống. Ngoài bút ái-quốc cũng đã có một đôi kẻ múa men, tên tờ giấy nhật trình cũng đã tỏ vẽ một vài câu thương nòi thương nước.
Nếu những tấm lòng ái-quốc đó mà thật-thà chắc-chắn, thì giống Tiên-Rồng, giống Lạc-Hồng, chẳng hạnh-phúc lắm sao? Nhưng tội tình thay! khốn khổ thay! người ưu thời mẫn thế chẳng bao nhiêu mà người rao danh thì đầy đường chật ngỏ, giọt nước mắt khóc nước vẫn đêm ngày chan-chứa mà xem cho kỷ thì rặt là nước mắt gừng, tiếng chuông trống kêu hồn vẫn trong ngoài dóng dả mà nghe cho tới nơi, thì rặt là chuông trống trò hội, ngoài miệng thì ái-quốc mà trong bụng vẫn là ái kim-khánh mề-đay, khi trước mặt người vẫn ái-quốc mà đến lúc đêm khuya thanh vắng thì tính toan những việc chó săn chim mồi.
Cha ôi! Trời ôi! ái-quốc gì! ái-quốc thế rư?
Treo mặt nạ ái-quốc để phỉnh chúng lừa đời, một mặt thời mua chuốt lấy tiếng chí-sĩ nhân nhân, một mặt thì ôm chặt lấy lốt ông Tham bà Đốc.
Ôi các anh em! ôi các chị em! người Âu-châu Nhựt-Bản, ai ái-quốc như thế! Ái-quốc như thế thà không ái-quốc còn hơn; Choá vàng ngoài mặt, làm tai vạ cho những kẻ chuộng vàng, xức mật đầu môi, làm khổ cực cho những người say mật; vì đá vủ phu mà oan đến ngọc; vì tròng mắt cá mà họa đến châu.
Ôi chứng bệnh ái-quốc giả kia, chết nước, chết nòi vì chứng bệnh đó, chứng bệnh đó nếu không trừ khỏi, 25 triệu dân-tộc chắt chôn sống ở rày mai. Tôi ngồi sâu, nghĩ lặng, khấn nguyện chín phương trời, ước ao thần hộ phật phù, cứu khổ, cứu nạn cấp cho tôi vị thuốc để chữa chứng bệnh đó cho người ta, mới được vị thuốc nầy là “Bụng-nhiệt-thành”.