một câu nói rằng: « Không có một đoàn-thể nào từ ba người trở lên » câu nói đó thoạt mới nghe tưởng là quá đáng, nhưng xét cho đến tình-hình xả-hội nước ta, tinh-thần nhân-dân nước ta tan tan, tác tác, rạc rạc, rời rời, ghét nhau, ngờ nhau, ai lo thân nấy, bảo rằng không đoàn-thể từ 3 người trở lên, vẫn có thế thật.
Suy cho đến nguyên cố bởi vì sao đây, thì chĩ vì không biết nghĩa hợp-quần mà thôi.
Hợp-quần nghĩa là làm sao? là hợp cả một bầy lại cho thành một đoàn-thể, ví như tay chơn tai mắt có hợp mới thành được một thân, cột kèo rui phên có hợp mới thành được một nhà, từ việc nhỏ đến việc to, muốn nên một việc tất phải có một bầy, muốn nên một bầy tất phải có cách hợp; thuở xưa giao-thông chật hẹp, núi bể chia lìa, mưa gió riêng trời mình, bờ cỏi riêng đất mình, người mình đua đuổi với người mình, dầu kém dầu hơn, dầu thua, dầu được cũng chẳng qua nhà mình mình ở, của mình mình ăn, nếu không biết hợp-quần cũng chưa lấy gì làm tai hại lắm. Thử xem đời bây giờ có thế được rư? Bễ đông tây chung nhau làm một vũng câu, Châu Âu Á chung nhau làm một rừng bắn, người đem cả trăm chân, nghìn tay, trăm khôn nghìn khó, dắt đoàn kéo lủ mà áp đến nhà mình, xô cửa phá buồng, bửa rương móc túi, bầy người càng đông thì thế người càng mạnh, bầy mình càng ít thời thế mình càng cô, lữa đốt nhà đã tận nóc, nước nuốt thuyền đã ngập mui, mà bà con trong nhà trong thuyền đây hãy còn anh với em cắp giao trỏ nhau, lái với bạn trừng mắt dòm nhau, kể việc rất ngu ở trong loài người có ai hơn thế nữa!
Than ôi! Thịt nát thì xương cũng tan, môi mất thì răng cũng lạnh. Nghĩa hiệp-quần đó còn mù-mịt thêm một ngày thì họa diệt chũng kia càng cấp-bách thêm một ngày.