ở trên ngựa xuống, thì nghe thấy trong cửa có tiếng reo cười. Dưới bóng đèn treo trước cửa, một ông lão hớn-hở chạy ra. Đôi mày đen rậm, cập mắt tinh thần, sắc mặt hồng hào, tóc đầu bạc trắng, người ấy tức là Phất-Thế, là bác hai người con gái kia. Phất-Thế khi ấy đi đôi giầy cao ống, đội chiếc mũ rộng vành, trông thấy Ước-Hàn liền tươi cười mà rằng:
— Ngài chắc là quan đại-úy Ước-Hàn. Tôi được tin hôm nay ngài quá bộ đến đây, có ý mong ngài mãi... Phất-Thế vừa nói, vừa trông thấy Ước-Hàn, vì đau chân, phải nhờ tên người thổ đỡ mới xuống được ngựa, thì giật-mình mà hỏi:
— Ngài làm sao thế? Ước-Hàn nói:
— Ấy con chim nhà cụ đấy! Tôi và cô-em-nhà xuýt chết vì nó. May giết được nó rồi. Ước-Hàn nói đến đấy, Bối-Sắc bèn đem chuyện nói lại cho người-bác nghe. Vừa nói, vừa đưa khách vào trong cửa. Phất-Thế ngậm ngùi mà nói:
— Bối-Sắc! Nhờ trời con được thoát nạn, con nên tạ ơn đại-úy đã ra sức giúp-vì. Nhân lại sai tên người thổ đem xe ra xe xác con đà-điểu về để nhổ lấy lông, kẻo lại làm mồi cho giống cầy-cáo ngoài đồng, nó phí hoài đi mất.
Khi Ước-Hàn đã vào nhà khách, người nhà lấy nước rửa vết thương và buộc thuốc cho chàng. Xong đó, Ước-Hàn bước cao bước thấp, theo sang buồng ăn. Bàn ăn đã dọn sẵn sàng. Ước-Hàn vào ngồi ghế khách. Bàn ghế cùng thảm-trải-nhà, chẳng khác gì lối Âu-châu cả. Trên giá xếp rất nhiều sách, góc tường đặt một cây đàn. Ước-Hàn đoán rằng hai thứ ấy hẳn là của Cơ Tư thường dùng đến. Bữa cơm ăn vui vẻ lắm. Xong bữa, Bối-Sắc cất tiếng hát mà Cơ-Tư thì lựa ngón đàn. Phất-Thế và Ước-Hàn thì ngồi hút thuốc lá. Ước-Hàn trông Bối-Sắc nhảy múa rất nhanh nhẹn, không ra vẻ bị thương, thế mà tiếng đàn của Cơ-tư, lại u-uất như chiều buồn-bực. Phất-Thế nói:
— Con cháu nhớn nhà tôi nó hát hay lắm. Nhân bảo Cơ-Tư hát để khách nghe chơi. Cô-Tư vâng lời, theo nhịp đàn mà hát,