cặp mắt xanh-biếc ra mà nhìn. Khi nhìn thấy người kỵ-sĩ nằm ở cạnh mình, thì chống tay ngồi dậy, rồi mỉm cười mà nói:
— Con chim nó đánh tôi. Tôi xuýt ngất người đi đấy. Nghĩ mà thẹn, còn có ai hèn nhát như tôi. Người kỵ-sĩ thấy nàng đã tỉnh, liền giơ tay định cất mũ chào, song khi rờ lên đầu thì mũ đã rơi đâu mất, liền nói:
— Thưa cô! Sự đó cũng chẳng lấy gì làm lạ. Vừa rồi con chim dữ thật, song tôi tưởng có lẽ vết thương cũng chẳng hề chi. Người con gái nói:
— Nhờ ngài giết được nó giúp tôi, vết thương nặng hay nhẹ thì bây giờ cũng chưa thể biết được. Nó là chim của nhà tôi nuôi đấy. Ba năm trước, nó đã đánh chết một đứa trẻ con. Bấy giờ tôi đã khuyên bác tôi nên giết nó đi. Bác tôi tiếc nó tốt-mã nên để lại. Trước đây ba ngày, nó bỗng lại sổng chuồng đi mất. Tôi đi tìm mãi hôm nay mới gập nó đây... Nói đến đấy thì người kỵ-sĩ vội hỏi rằng:
— Nếu vậy thì có lẽ cô cũng về họ Phất-Thế? Người con gái đáp:
— Thưa ngài phải! Nhà tôi có hai chị em. Bối-Sắc tức là tôi. Cứ ý tôi xem thì ngài có lẽ là Ước-Hàn đại-úy? Nếu vậy, bác tôi đang mong ngài đến để cùng làm ruộng và nuôi chim. Ước-Hàn mỉm cười mà rằng:
— Nuôi chim mà con nào cũng như con này thì tôi cũng xin chịu! Bối-Sắc cười, để hở bộ răng trắng như ngà-chuốt, mà nói:
— Chim nhà tôi nuôi chỉ có nó là dữ, còn thì con nào cũng hiền. Chỉ có một điều rằng đại-úy đến đây thì cũng không được vui. Ở vùng này nhiều người Hà-Lan, chứ người nước ta ở không có mấy. Cách nhà tôi một ít, về Ngõa-Khắc thì người nước ta ở nhiều. Ước-Hàn thấy nàng tuy sinh trưởng ở nơi mọi rợ, mà ăn nói rất có vẻ nhu-mì, liền đáp: