Trang:Chuyen the gian 1.pdf/20

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
18
chuyện thế-gian

khi tiếng gà canh tàn, lại đứng dậy mà về thời tình-cảnh ấy lại chịu sao cho được! Nghĩ đến thế, lại đành thôi, mà lối tình từ đấy bỏ rấp.

Thụy-Vân chọn người mãi mấy tháng không được ai vừa ý, mụ sắp ép tình bắt phải theo, nhưng chưa làm ra rõ. Một hôm, có một người học-trò vào chơi, mới ngồi nói mấy câu truyện qua, đứng dậy ngay, lấy một ngón tay-trỏ để vào trán Thụy-Vân, nói rằng: « Đáng tiếc! Đáng tiếc! » rồi đi. Thụy-Vân tiễn khách ra đến cửa, quay vào, các người cùng trông ở trên trán, thấy có vết ngón tay lờ-mờ đen. Rửa đi, trông càng rõ. Được vài hôm, vết đen to dần ra; hơn một năm, lan khắp cả xuống quá một nửa mặt. Ai thấy cũng phì cười, mà ngoài cửa từ đấy hết xe ngựa. Mụ thấy cây tiền[1] đến lúc đổ, mới tháo hoa bóc suyến, hạ xuống làm con đòi. Thụy-vân lại hèn yếu, không chịu được sai bảo, càng ngày càng tiều-tụy. Hạ-Sinh nghe nói, mới lại qua xem, thấy rù đầu ngồi dưới bếp, xấu như ma. Thụy-Vân ngẩng đầu trông thấy Sinh, ngoảnh mặt giấu vào vách. Sinh nghĩ thương, nói với mụ xin mua ra; mụ cho ngay. Sinh về sếp bán ruộng, đến mua đem về.

Thụy-Vân về nhà Hạ, xùi-xụt gạt nước mắt, tự xin làm phận lẽ, để hai chữ đôi-lứa đợi người khác.

Sinh nói:

« Người ta ở đời, lấy tri-kỷ làm trọng. Mình đương lúc như hoa trên cành, còn có biết đến ta; ta có đâu vì nỗi sa rụng mà quên mình chăng? »


  1. Ả Hứa-tử-Hòa là con nhà lầu xanh ở Cát-châu, đẹp và tinh khôn, lúc gần chết, bảo mẹ rằng: « Cây tiền của mẹ đổ mất! »