Trang:Co xuy nguyen am.pdf/16

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 13 —

là được; mà nhứt là những chữ nhỡn-tự thì lại càng phải thôi xao[1] cho kỹ; thí dụ như sau này:

Vịnh nước lụt
(Quan Tam-nguyên Yên-đổ)

Quai Mễ Thanh-liêm[2] đã lở rồi,
Vùng ta, thôi cũng lụt mà thôi.
Gạo, năm ba bát, cơ còn kém,
Thuế, một hai nguyên, dáng chửa đòi.
Tiếng sáo vo-ve chiều nước vọng,
Chiếc thuyền len-lỏi bóng trăng trôi.
Đi đâu cũng thấy người ta nói:
Mười chín năm nay lại cát bồi.

Nhỡn-tự. — Đại khái như bài trên này câu thứ III: « Gạo, cơ còn kém; » câu thứ IV: « Thuế, dáng chửa đòi; » chữ () chữ (dáng) là nhỡn-tự. Câu thứ V: « Tiếng sáo vo-ve chiều nước vọng, » thứ VI « chiếc thuyền len-lỏi bóng trăng trôi, » chữ (vo-ve), chữ (chiều), chữ (vọng); chữ (len-lỏi), chữ (bóng), chữ (trôi), đều là nhỡn-tự, những chữ đó cần phải cân nhắc cho kỹ, thì điệu thơ mới thanh-tao, lời thơ mới êm-ái, mà mới nẩy ý hay ra được.

Chỉnh đối

Trước khi làm thơ thì phải nghĩ xem ý nào nên đối với ý nào, chữ nào nên đối với chữ nào, cốt phải so sánh cho chỉnh.


  1. Giả-Đảo vừa đi vừa nghĩ đặt câu thơ: « Tăng thôi nguyệt hạ môn , » nghĩa là sư đảy cửa dưới trăng. Lại nghĩ muốn đổi chữ (thôi) làm chữ (xao) (xao là gõ mà thôi là đảy). Đương nghĩ thơ thẩn chưa biết làm chữ nào hơn, vừa đi vừa ngâm lẩm bẩm, vừa giơ tay ra làm bộ (), (đảy). Sực đâu gặp quan Kinh-triệu là ông Hàn-Dũ cưỡi lừa đi qua, mà Giả-Đảo cũng không biết không tránh. Hàn-Dũ hỏi sao không tránh? Giả-Đảo nói thực là đương ham nghĩ câu thơ chưa biết làm chữ (thôi) hay là chữ (xao) hơn. Hàn-Dũ bảo chữ (xao) hơn. Từ bấy giờ Hàn-Dũ kết giao với Giả-Đảo làm thi-hữu. Xem đó thì biết làm thơ phải thôi xao cho kỹ.
  2. Thuộc tỉnh Hà-nam.