Trang:DaiVietsukytoanthu1.pdf/133

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
135
ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TOÀN THƯ

nuôi lấy cái khí thẳng ngay, cứng mạnh đó sao?

Giáp-Thìn, — năm thứ 20 hiệu K. V. bên H. — từ đây về sau, qua Minh-đế, Chương-đế, Hòa-đế, Thương-đế, An-đế bên Hán, gồm 5 đời vua, cộng 82 năm. Chỉ có đời Minh-Đế, có người Nam-Dương là Lý-Thiện,[1] coi Nhật-Nam, làm việc lấy thương-yêu làm lòng, và khéo chiêu-dụ các dân khác phong-tục. Sau dời sang làm Thái-Thú Cửu-Chân.[2][3]

Bính-Tý, — năm đầu hiệu Vĩnh-Hòa đời Hán Thuận-đế Bảo (136) — Thái-Thú là Chu-Sưởng cho Giao-Châu là ở xa Chín Châu, ở ngoài Bách Việt, dâng biểu xin đặt ra Phương-Bá. Vua Hán cất Sưởng làm Thứ-sử, coi cả các quận, huyện.[4]

Đinh-Sửu, — năm thứ 2 hiệu V. H. bên H. (131).— Dân mán ở Tượng-lâm, thuộc Nhật Nam— đất nước Việt Thường xưa, — là bọn Khu-Liên, đánh các quận, huyện, giết các trưởng lại (quan coi đầu huyện). Thứ-sử Giao-châu là Phàn-Diễn đem quân trong châu cùng quân Cửu-chân hơn vạn người sang cứu. Quân lính sợ đi xa, mùa Thu, tháng Bẩy, quân hai quận quay lại đánh phủ-trì! (dinh Thứ-sử)![5] Thế chúng ngày thêm mạnh!

Mậu-Dần, — năm thứ 3 hiệu V. H. bên H. (138) — mùa Hè, tháng năm, Thị-Ngự-sử là Giả-


  1. Hậu Hán độc-hạnh truyện: Lý-Thiện có nết, có nghĩa. Đời Quang-Vũ, vời cho làm Thái-tử xá nhân. Đời Minh-Đế cất vào Công-phủ. Vì có tài trị việc phiền bận, được cất làm Thái-Thú Nhật-Nam. Sau đổi sang Cửu-hhân, chưa tới nơi thì mất.
  2. « Trải mấy đời mà quan lại giỏi chỉ có một người, chắc là ghi chép có sót ». (K. Đ. V. S.)
  3. Khâm Định Việt-Sử chép thêm:

    « Nhâm Dần, năm thứ 14 hiệu Vĩnh Nguyên đời Hán Hòa-Đế (102), Hán bắt đầu đặt viên quan Tương-binh Trưởng-sử ở Tượng-Lâm.

    « Theo Hậu Hán-thư: Nguyên trước hơn ba nghìn người ở Tượng-Lâm (Nhật-Nam) cướp bóc trăm họ, đốt cháy dinh quan. Quận huyện cất quân đánh, chém được kẻ chúa trùm, quân thừa mới xin hàng. Vì thế đặt ra viên Tương-binh trưởng-sử ở Tượng-Lâm, để phòng nạn ấy.

    « Tượng-Lâm tên huyện, thuộc quận Nhật-Nam. Cuối đời Hán thuộc đất nước Lâm-Ấp.

    « Giáp-Dần, năm đầu hiệu Nguyên-Sơ vua Hán An đế (114) mùa Xuân, tháng Hai, đất Nhật-Nam sụt, dài hơn trăm dậm ».

  4. « Xét trong Hậu-Hán. Bách-quan chí có chép: « Ngoài có 12 châu. Mỗi châu một người thứ-sử, trật lương sáu trăm thạch. Tứ Vũ-đế mới đặt ra 13 người thứ-sử, đem sáu điều trong chiến-thư, xét các châu, chỉ vạch những việc phi pháp. Tức là chức Giám-quận Ngự-sử đời Tần. Đến năm đầu hiệu Tuy-Hòa đời Thành-đế, cho là Thứ-sử ở ngôi hạ đại phu, mà coi xét các việc quan ăn hai nghìn hộc lương (nhị-thiên-thạch) nặng nhẹ không hợp nhau, bèn lại đặt các viên Châu-mục, trật hai nghìn hộc, ngôi ở dưới chín Khanh. Năm thứ 2 hiệu Kiến-bình đời Ai-đế, bãi chức Châu-mục, lại đặt là Thứ-sử. Năm thứ 2 hiệu Nguyên-Thọ, lại đổi làm Châu-mục. Năm thứ 18 hiệu Kiến-Vũ đời vua Quang-Vũ lại đặt 12 người Thứ-sử, mỗi người coi một châu. Còn một châu thì thuộc về viên Tư-Lệ hiệu-úy. Kịp đến hồi Trung-Bình đời Linh-đế, cho là bốn phương nổi lên giặc giã, là do Thứ-sử kém oai, bèn đổi đặt chức Mục-bá. Kén trong các quan Khanh, các quan Thượng-Thư cho ra làm Châu-Mục. Không bao lâu, Hiến-đế lại bỏ Giao-châu cho thuộc về Kinh-châu, mà Châu-mục là Lưu-Biểu lại tự đặt ra chức Thứ-sử. Có Châu-mục, lại có Thứ-sử, bắt đầu từ đấy. » Coi đó thì chức quan đặt ra, khi rằng Châu-Mục, khi rằng Thái-sử, trước sau thay đổi danh-hiệu khác nhau, nhưng cùng là viên trưởng-quan coi các quận, huyện cả. Đến như ​tên Giao-Châu, xét trong sách Cương-Mục (sử Tầu) chép rõ, thì từ năm thứ 8 hiệu Kiến-An về sau, mới gọi là Giao-Châu. Còn trước đó chỉ gọi là « quan Mục Giao-Chỉ », quan « Thứ sử Giao-Chỉ ». Trong Tấn-Chí có chép: « Khoảng đời Thuận-đế, Thái-Thú Giao-Chỉ là Chu-Sưởng, xin lập làm châu. Triều đình bàn không cho, liền bổ Sưởng làm Thứ-sử Giao-Chỉ. Đến năm thứ 8 hiệu Kiến-An đời Hiến-đế. Thứ-sử là Trương-Tân, Thái-Thú là Sĩ-Nhiếp cùng dâng biểu xin lập làm Châu, bèn đặt Giao-Chỉ làm Giao-Châu, mà cho Tân làm quan Mục Giao-Châu. Tên Giao-Châu bắt đầu từ đấy. » Sử cũ ngay năm thứ 5 hiệu Kiến-Vũ đã chép: « Quan Mục Giao-Châu là Đặng-Nhượng sai sứ dâng cống » ; năm thứ 2 hiệu Vĩnh-Hòa lại chép: « Trương Kiều làm Thứ-sử Giao-Châu »; chắc là chưa hề xét kỹ. Vậy nay cải chính ». — Sáu điều: 1) Các họ cường-hào, ruộng, nhà quá phép; lấy mạnh lấn yếu; lấy nhiều hiếp ít. 2) Các viên nhị-thiên-thạch không vâng tờ chiếu; không theo điển-chế; trái công, chăm tư; bóp-nặn làm điều gian. 3) Các viên nhị-thiên-thạch không áy-náy đến các án ngờ; hống-hách giết người; giận thì gia phạt; thích thì ban thưởng; phiền-nhiễu, bạo ngược, bóc-lột dân đen, bị trăm họ oán ghét. Núi lở, đá nứt, bầy chuyện điềm lành, điềm dữ. 4) Các viên nhị-thiên-thạch tuyển-bổ ​không công; cẩu-thả theo lòng yêu-thích; che lấp kẻ giỏi; quý trọng kẻ ngu đần. 5) Con, em các viên nhị-thiên-thạch, cậy quyền, cậy thế, thỉnh-thác người giám-sát. 6) Các viên nhị thiên-thạch, trái phép công; theo bọn dưới; xu phụ bọn hào cường; thông hành việc đút-lót; tổn-hại đến chính-lệnh. — Theo Trương Cửu-Thiền: « Hán đặt chức Thứ-sử Giao-chỉ, đóng ở An-nam, coi 7 quận Nam-Hải, Uất-Lâm, Thương-Ngô, Giao-Chỉ, Cửu-Chân, Nhật-Nam, Hợp-Phố. » (K. Đ. V. S.)
  5. Hậu Hán-thư chép: « ... Diễn tuy đánh phá được bọn làm phản, nhưng thế quân Mán ngày thêm mạnh.