Trang:DaiVietsukytoanthu1.pdf/37

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
39
ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TOÀN THƯ

tránh, rút lại không sao xâm phạm nổi. Tục truyền Sơn-Tinh Thủy-Tinh về sau thành kẻ thù truyền kiếp! Hằng năm kỳ nước cả, họ thường vẫn đánh nhau![1]

Tản-Viên là núi cao nhất nước Việt ta! (?) Sự linh-ứng của Thần rất là nghiệm rõ! Mệ-Nàng đã gả về Sơn-Tinh, Vua-Thục cũng tức giận: dối lại con, cháu tất phải diệt vua Văn-Lang mà chiếm lấy nước! Đến đời cháu, là Thục-Phán, có sức-khỏe và mưu-lược, bèn đánh lấy mất nước Văn-Lang.

Sử thần Ngô Sĩ Liên bàn rằng:

Trong đời Hùng-Vương, lập Chư-Hầu làm phên giậu. Chia nước làm mười lăm bộ. Ngoài mười lăm bộ đều có các quan giúp việc, mà các con vua cứ thứ-tự chia nhau ra mà trị. Còn năm chục người con theo mẹ về núi, biết đâu là không cũng như thế? Chắc là mẹ thì làm vua mà các con thì đều làm chúa một phương: Cứ xem như các chúa Mường ngày nay có danh-hiệu Nam-phụ-đạo Nữ-phụ-đạo, thì hoặc-giả có lẽ như thế... Đến như việc Thủy-Tinh, Sơn-Tinh kể cũng quái lạ quá! « Tin cả sách chẳng thà không sách! » Tạm thuật truyện cũ để truyền lại lẽ đáng ngờ...

Trở lên triều họ Hồng-Bàng, từ Kinh-Dương-Vương, thụ-phong năm Nhâm-Tuất, đồng-thời với


  1. Truyện này cũng chép theo sách Lĩnh-Nam Trích-Quái. Chúng ta ai cũng biết rằng trong các nhu-cần của loài người, có một món là cần hiểu-biết. Cho thỏa-mãn nhu-cần ấy, ngày nay chúng ta trông ở khoa-học. Nhưng xưa kia khoa-học chưa phát-đạt, các cụ ta phải trông ở huyền-học (métaphysique). Nhưng đời cổ-sơ thì huyền-học cũng chưa có nữa, người ta đành phải đem thần-thoại, cổ-tích mà làm quà cho nhau. Một đứa em nhỏ hỏi ta: « Tại sao con cá trê lại vẹt đầu? » Ta trả lời nó bằng cách kể lại truyện Cóc Trê... Hoặc nó hỏi ta: « Sao mùa này bươm-bướm nhiều thế kia? » Ta trả lời nó bằng chuyện vợ chồng ngâu của dân Thổ. Khi nó nghe đến đoạn «... Trời sai nọc chú trê ra, đánh cho bẹp cả đầu!... » Hay là đoạn: « Chồng Ngâu nắm áo giữ lại, nhưng vợ Ngâu nhất định dứt áo bay lên Trời... Những tà áo sặc sỡ đứt tung ra... Từng mảnh! Từng mảnh! hóa ra những con bướm bay sặc-sỡ... » Khi ấy, nó sẽ nhí nhoẻn cười ra vẻ đắc-ý lắm. Tính cần hiểu của nó đã thỏa-mãn rồi! Người xưa, đầu óc cũng thơ ngây khác nào em nhỏ của chúng ta. Khi họ muốn hiểu: Sao lại có con sông Đáy? Sao lại có hồ Tây? ​Sao hằng năm xứ ta lại có một mùa nước to tai-hại và gớm-ghê? Thì một câu chuyện Sơn-tinh, Thủy-tinh này đủ giải-thích hết cả cho họ. Sở dĩ có chuyện này, vì thế...