Trang:DaiVietsukytoanthu2.pdf/94

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
100
NGO SI LIÊN

làm phản, bèn dời sang thành ngày nay. — Khi ấy Nguyên-Gia dời phủ-trì tới sông Tô-Lịch[1]. Đương đắp khu thành nhỏ, có kẻ xem tướng nói rằng: « Sức ông không đủ đắp thành lớn. Năm mươi năm sau tất có kẻ họ Cao đến định đô, dựng phủ ở đây. » Đến đời Hàm Thông, Cao Biền đắp thêm La-Thành, quả như lời nói ấy. Lại xét trước đó thành phủ Đô-hộ ở thành ngoài Đông-quan ngày nay, gọi là La-thành. Sau Cao-Biền đắp Kim-thành (thành vàng) thì thành ngoài cũng gọi là La-Thành[2].

Mậu-Thân, — năm thứ 2 hiệu Thái-Hòa đời Văn-Tông Hàm bên Đường, (828) — Đô-hộ là Hàn-Ước đánh được Vương-Thăng-Triêu ở Phong-châu. Sau bị Dương-Thanh đánh đuổi, chạy về Quảng-châu[3].

Tân-Dậu. — Năm đầu hiệu Hợi-Xương đời Vũ-Tông Viêm bên Đường, (841) — Vua Đường hạ chiếu cất Vũ-Hồn làm kinh-lược-sứ thay cho Hàn-Ước.

Quý-Hợi — năm thứ 3 hiệu H. X. bên Đường (843) — Kinh-lược-sứ là Vũ-Hồn sai các tướng, sĩ sửa trị thành phủ. Các tướng, sĩ làm loạn, đốt vọng-lâu, cướp kho đạn, Hồn chạy về Quảng-châu. Giám-quân là Đoàn Sĩ-Tắc vỗ yên được bọn làm loạn.

Bính-Dần, — năm thứ 6 hiệu H. X. bên


  1. Tô-lịch là sông chánh của Nhị-hà. Đại-Thanh Nhất thống-chí chép: « Sông Tô-lịch từ phía Đông Bắc phủ-thành Giao châu chuyển sang phía Tây, chẩy thẳng đến sông Nhuệ. Xưa có người tên là Tô-lịch ở đấy, nhân lấy làm tên sông. Đời Minh, hồi đầu hiệu Vĩnh-Lạc, Hoàng-Phúc khoi lại, nhân đổi tên là Lai-Tô ». Hiện nay ở phía Đông tỉnh thành Hà-nội, về huyện Thọ-Xương có chỗ cửa sông, ấy là nơi từ Nhị-hà chẩy rẽ sang. (K.Đ.V.S.)
  2. Dưới đoạn này, K.Đ.V S. chép thêm: « Ất Tỵ, năm đầu hiệu Bảo lịch đời Kính-tông bên Đường (825), nhà Đường dời phủ Đô-hộ sang Tống-bình ». Và chua: « Theo sách Phương Dư Kỷ yếu của Cố Tổ Vũ đời Minh thì « Tống-bình ở phía Nam phủ, đất huyện Tống bình. Sang Tùy thuộc về Giao-châu». Như vậy thì Tống-bình chắc ở phía dưới thành ngoài phủ Đô-hộ cũ. Sách Đại-Thanh Nhất Thống chí chép: « Huyện Tống-bình xưa thuộc Giao-châu. Phía Tây huyện cách 75 dậm có thành Liên-thụ cũ ». Nay xét ra thành Liên-thụ là quận thành Giao-chỉ hồi đầu đời Hán, ở xã Lũng-Khê, huyện Siêu-Loại tỉnh Bắc-Ninh ngày nay, cách ​tỉnh-thành Hà-nội hơn 30 dặm.
  3. Theo K.Đ.V.S. thì Vương là Thứ-sử Phong-châu. — Đường-thư lại chép: « Hàn-Ước (người ở Vũ-lăng thuộc Lãng-châu, vì nộp tiền, thóc được làm quan) chí khí cả quyết, hơi thông sách vở. có tài làm quan. Trước làm Thứ-sử Kiền-châu. Kịp khi Thăng Triêu làm phản, Ước lĩnh chức Đô-hộ An-Nam đánh giết được Thăng Triêu. Sau quân trong phủ làm loạn, đuổi Ước chạy về Quảng-châu ».

    Dưới đoạn này, K.Đ.V.S. chép thêm: « Bính-Thìn, năm đầu hiệu Khai-Thành bên Đường (836), vua Đường cho Mã Thực sang làm Đô-hộ ». Và chua: « Theo Đường-thư thì: « Thực làm Đô-hộ, tinh việc về quan, lấy văn-nhã mà sửa sang. Chính-sự thanh-tịnh không phiền. Dân các động liền yên. Các thủ-lĩnh ở các miền Cơ-my đều đến nộp lễ cống, xin chịu tô thuế, ràng buộc. Năm thứ 3, Thực tâu đổi huyện Vũ-Lục làm châu Vũ-Lục, kén kẻ thụ-lĩnh làm Thứ-sử. Triều-đình ưng theo. Sau đó những ao bỏ ở trong châu lại sinh ra có ngọc trai. Vì cớ giỏi bực nhất về chính-trị, được thăng Quán sát sứ Kiềm-trung ». Xét như vậy thì Mã-Thực chính sự thanh-tịnh; dân các động nhờ được yên ổn. Ngọc trai trong ao lại về: ​nết thanh liêm cảm được loài vật. Sách Đ. T. Nhất-thống chí kể là kẻ có tiếng trong bọn sang làm quan bên An-Nam. Thực đáng cùng với Triệu Xương, Vương-Thức, đều là những người trội hẳn trong các thú-lệnh. Lại theo Sách Địa-lý chí đời Đường, chép việc Thực dâng biểu xin đặt châu Vũ-Lục, sự-thực đáng làm bằng-cứ. Sử cũ đều bỏ sót không chép. Chỉ chép việc năm đầu hiệu Hôi-Xương bên Đường, Vũ-Hồn sang làm Kinh-lược sứ thay Hàn-Ước. Nay xét theo sử Đường, về đời Văn-Tông, chép: « năm thứ 3 hiệu Thái-Hòa, Ước bị Quân làm loạn đánh đuổi ». Kể từ năm thứ 2 hiệu Thái-Hòa đến năm đầu hiệu Hội-Xương khoảng giữa là hiệu Khai-Thành, tất cả 5 năm. Vậy chắc có việc Mã-Thực sang làm Đô-hộ. Mà Hồn là sang kế Thực chứ không phải thay Ước. Nay theo Đường-thư bù, đổi, để sửa những chỗ lầm, sót, và hiểu-dương một kẻ thú-lệnh hiền-lương ». Và lại chua: « Theo Truyện Mã-Thực thì Thực quê ở Phù-Phong, đỗ tiến-sĩ, lại đỗ khoa Chế-sách. — Cơ-my: Địa-lý chí đời Đường chép: « Vua Thái-Tông khi đã dẹp yên các dân mọi-rợ, các Mường Mán hơi có ý nội thuộc, thì nhân ngay bộ-lạc nó, đặt ra châu, huyện, cho các thủ lĩnh nó làm thứ-sử, Đô-đốc, và đều được đời đời nối chức. Gọi đó ​là các miền cơ-my ». Sách Cương-mục tập-lãm chép: « sách Hán quan nghi nói: ngựa thì gọi là (giàm); trâu thì gọi là my (buộc); ý nói ai trị dân mọi bốn phương cần phải cho chúng như ngựa, trâu chịu ta giàm buộc vậy! » — Vũ-lục châu là tên một châu Cơ-my, nay không rõ ở đâu. — Ao ngọc trai: Hán thư chép: « Mạnh-Thường làm Thái-thú Hợp-phố, ngọc trai đi lại về. Sách Đ. T. nhất thống chí chép: « Ao ngọc trai ở Đông Nam quận Hợp Phố, nơi người trong quận kiếm ngọc trai ».