Trang:Doi cach mang Phan Boi Chau.pdf/40

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 36 —

cũng không có ngày giờ nào mà đi học được nữa. Than ôi! Sa đà ngày tháng, chớp mắt ra không, mài miệt công danh, hối mình đã lỡ, tôi khuyên tất cả thanh-niên nước nhà, muôn vàn xin chớ bước lầm vào con đường cũa tôi.

Thượng tuần tháng tư, tôi đáp tầu Nhật ở bến Thượng-Hải, trung tuần thì đến Hoành-tân, tôi tạm ở lại đây hơn một tuần lễ.

Lúc đầu tôi xuất dương không biết một tiếng Nhật nào. lại cũng không ai giới thiệu, thành ra lúc đi đường cần dùng chuyện chi, đều cậy chú lính gác đường; chú chỉ vẻ cho mình một cách rất tử tế.

Thấy vậy lòng tôi rất cảm phục chính sách cảnh sát của Nhật-bản sắp đặt hẳn hoi, trọn vẹn; ngó lại chế độ cảnh-sát ở xứ mình mà buồn. Lúc đó nhà văn-học Trung-hoa là Lương-Nhiệm-công Khải-Siêu đang ở Hoành-tân làm chủ « Tân-Dân Tùng-báo ». Nghe nói họ Dương ở Nhật lâu ngày hơi rõ công việc nước Nhật, tôi bèn quyết định trước hết tới ra mắt họ Lương để cầu họ Lương giới thiệu với người Nhật.

Tuy là tôi với Lương chưa hề gặp mặt quen nhau lần nào, nhưng tôi nghĩ Lương là bực người mới, chắc có con mắt và tư-tưởng không như bọn tầm thường, Tôi liền viết một bức thư xin ra mắt. Trong thư có câu như vầy: Ra đời khóc một tiếng, đã là tương tri, sách vở đọc mười năm, trở nên thông gia ». (Lạc địa nhất thinh khóc, tức dĩ tương tri, đọc thơ thập niên nhởn, toại thành thông gia). Tôi lấy mấy câu đó làm gốc