Trang:Duoi hoa (Ngoc le hon) 2.pdf/19

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 49 —

sang thượng tuần tháng tư, Thạch-si bỗng quyết chí định đi Nhật-Bản. Việc chàng đi, chính là tự Mộng-hà thúc dục. Như chàng cha mẹ song toàn, cửa nhà khá có, tài cao chí cả, tuổi trẻ đầu xanh, chính là lúc có thể mong làm được việc to, so với Mộng-hà tiêu mòn hết chí khí, bó buộc vì sinh nhai, khác nhau nhiều lắm. Thế mà từ khi chàng ở trường Nam-dương ra, chỉ biết chăm việc làng mà quên cả việc nước; ngồi mà ném cái thì giờ một khắc nghìn vàng cho phao phí vào nơi vô dụng, Mộng-hà vẫn tiếc cho chàng. Bởi vì mỗi khi bàn đến việc thiên-hạ. Mộng-hà lại rớt nước mắt mà khuyên bạn rằng: Thời cục sắp nguy, nhân tài đương hiếm; suối rừng cam phận, giận thân tôi đành lẽ bỏ đi; non nước còn giài, như tài bác có làm được. Lấy cái tuổi, cái sức. cái chí của bác, chính là lúc nên cố sức cùng công, bền lòng định chí, liệu thuyền buông lái, làm nên cái sự-nghiệp oanh oanh liệt liệt, để mở mặt cho non sông, rửa hờn cho nòi giống, họa chăng mới khỏi phụ đức sinh thành của Thượng-đế, mà cam lòng trông cậy của đồng bào; cớ chi đem tấm thân sức rộng vai dài, không ra mà gánh vác lấy việc lo dân thương nước ở trên sân khấu hiện thời, lại chịu vùi đầu ở chỗ ao tù, bó cẳng ở quanh làng xóm, đem cái thì giờ được việc bỏ làm ngày tháng ngồi không; nhìn gió trông mây, cùng năm chí tối, tôi nghĩ anh không nên như thế. Hiện nay tìm lối ra ngoài, người đông như kiến, mong đàn tuổi trẻ, cứu giống da vàng; mau gót nhanh chân, dịp này tốt đấy, anh có nghĩ gì đến không? Thạch-si nghe lời bạn khuyên bảo ân-cần, sực động đến tấm lòng du-học năm xưa, liền đáp: Em có phải là kẻ mến nhà mà quên nước đâu. Tự nghĩ tính tình gàn dở, khủng khỉnh với đời; mấy năm ở Thượng-hải, có tiếp nhiều các bạn anh-tuấn bốn phương, tuyệt nhiên không ai là kẻ biết em được như ông anh cả. Bao nhiêu nỗi bất bình chứa chất trong lòng uất ức không sao chịu nổi; vì thế mà cắp cặp ra về, lửa lòng lạnh ngắt, không còn nghĩ chi đến sự lại ra gánh vác với đời,