Trang:Duoi hoa (Ngoc le hon) 2.pdf/4

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 34 —

biến hóa, văn trăm trang một lúc đã làm xong; nhưng trong khi chén rượu khề khà, thơ các lối mươi bài còn họa nổi. Nông nỗi dám tiện đây bầy tỏ, mảnh tờ hoa bay đệ đến cung mây; truyện trò mong được dịp gần kề, nơi buồng gấm rộng cho hầu mặt ngọc »[1]

Lê-nương đọc xong, vừa sợ, vừa mừng, vừa thẹn lại vừa bực; nghe đến dọng tình, trên cặp má đã hồng-hồng bừng đỏ; trước hết cầm thư mà nghĩ quanh, kế đến ném thư mà thở dài, sau hết thì nhìn thư mà sa đôi hàng lệ. Những là ngồi đứng âm thầm: mặt hoa nóng máu, ruột tầm vò tơ. Lưới tình vướng những ngày xưa; lửa tâm rẹp đến bao giờ cho yên... Một lúc nàng lại khêu ngọn đèn hoa, lau khung gương bụi, đứng nhìn bóng mà khóc rằng: Người trong gương ơi! em có phải là bóng Lê-ảnh đấy không? Thủy không nhạt, gương không mờ, mà cảnh đoàn viên nào đâu, để em phải chiếc bóng lẻ loi, dưới cánh song the, chỉ còn lại một nét mặt sầu ủ-rũ? Thương hại thay cho Lê-ảnh! em có sắc mà trời bắt em duyên phận mỏng manh, em có tài mà trời buộc em tháng ngày tủi nhục; khối sầu đã chất cao tầy núi, tấm thân rầy coi nhẹ bằng bông; từ đây mà đi thì phôi pha ngày bạc, gỡ sao ra được cảnh đau lòng, lạnh lẽo buồng thu, mong gì lại có ngày mở mặt?... Em hại mình chưa thỏa, còn toan hại người sao? Em lụy mình chưa chán, còn muốn lụy người sao? Thôi đi em! Thôi đi em! Sao chẳng nghĩ tơ tình vướng vít, buộc vào rồi cởi không ra! Sao chẳng nghĩ bể hận mông mênh, sa xuống là lên không được! Kiếp sống


  1. Suốt bức thư này là viết theo lối văn tứ-lục. Lối văn ấy, nào niêm, nào luật, nào đối đáp, điển-tích nhiều, tinh-thái ít, thường có cái tệ « chặt chân cho vừa giầy ». Các nhà văn học cách-mạnh ở Tầu ngày nay như Trần-Độc-Tú, Hồ-Thích-Chi đều hết sức công kích lối văn này cho là một thứ văn bất tiến hóa, chỉ nên coi là một cái dấu vết của lối văn chương cổ điển (Classicisme) ở Á-đông mà thôi, không còn giá trị đáng sinh tồn ở đời này nữa. Ý tôi cũng thế. Song khốn vì một nỗi cuốn này là một cuốn viết pha rất nhiều văn tứ lục, mà một điều trong ba điều cần cho kẻ dịch là phải « tín »: tôi dịch cuốn này tự nhiên là phải dịch « đúng » cả đến thể-văn; chứ thực không phải có ý gì « nhăn mặt cầu xinh » để mua cười cùng kẻ biết.